Cẩn trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân suy tim

chăm sóc bệnh nhân, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim

Suy tim là con đường cuối của các bệnh tim mạch. Vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là vô cùng cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực triền miên, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Hiện nay, suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trong dân số. Tại Hoa Kỳ nơi có nền y học phát triển thì mỗi năm có hơn 5 triệu người đang điều trị suy tim. 

Ở Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song ước tính đến nay khoảng 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. May mắn thay, với những tiến bộ vượt bậc của y học, nhũng bệnh nhân (BN) suy tim ngày càng có tuổi thọ kéo dài hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tổng quan về bệnh suy tim

Suy tim là hậu quả của những tổn thương cấu trúc tim hay những rối loạn chức năng của tim dẫn đến tim giảm khả năng tống máu nuôi dưỡng các cơ quan (suy tim tâm thu) hoặc giảm khả năng chứa máu (suy tim tâm trương).

Phân độ suy tim theo hội tim mạch New York (NYHA) dựa theo các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.

  • Độ I: Không gây hạn chế vận động thể lực, các vận động thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
  • Độ II: Hạn chế vận động thể lực nhẹ. Bệnh nhân hoạt động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Độ III: Hạn chế vận động thể lực nhiều. Mặc dù khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có các triệu chứng mệt, khó thở…
  • Độ IV: Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
cấp độ suy tim
Tùy theo cấp độ suy tim mà có phương án chăm sóc bệnh nhân khác nhau

Những dấu hiệu thường thấy trên những bệnh nhân suy tim bao gồm:

  • Khó thở, thường khởi phát khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi. Mức độ khó thở tăng lên ở những giai đoạn sau của suy tim.
  • Ho thường xảy ra khi nằm, về đêm, có thể ho kèm theo đờm hồng.
  • Phù chân, báng bụng và tăng cân nhanh.
  • Nhịp tim thường nhanh.
  • Có thể kèm theo đau ngực, tăng lên khi gắng sức.

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Việc tư vấn giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị kéo dài thời gian tiến triển của bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim

  • Chế độ ăn uống đa dạng cung cấp đủ vitamin và dinh dưỡng. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
  • Đối với bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông: Nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm màu như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp…
  • Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế muối, nhất là suy tim nặng, thường giới hạn < 1.5g muối mỗi ngày. Tập thói quen đọc hàm lượng Natri (Sodium) ghi trong thành phần trong thực phẩm đóng sẵn.
  • Tránh uống nhiều nước: hạn chế dịch 1.5 – 2 lít/ngày ở bệnh nhân suy tim nặng để giảm triệu chứng. Hạn chế dung dịch nhược trương để giảm hạ Natri máu. Không cần thiết hạn chế dịch thường quy ở tất cả bệnh nhân suy tim có triệu chứng nhẹ đến vừa. Hạn chế dịch dựa vào cân nặng (30 mL/kg cân nặng, 35 mL/kg nếu cân nặng > 85kg) có thể ít gây khát nước.
  • Nên ăn tối sớm, đảm bảo bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30-40 phút
  • Giảm uống rượu: không uống rượu ở bệnh nhân có bệnh cơ tim do rượu. Ngoài ra, hạn chế rượu theo các hướng dẫn thông thường (2 đơn vị/ngày ở nam, hoặc 1 đơn vị/ ngày ở nữ). 1 đơn vị = 10 mL cồn nguyên chất (1 ly rượu vang, 1/2 lon bia, 1 cốc rượu mạnh).
  • Bỏ thuốc lá: Những chất trong thuốc lá gây co thắt mạch và tăng nguy cơ gây xơ vữa mạch máu làm tăng gánh cho tim.
  • Uống nước theo nhu cầu của bệnh nhân và mức độ suy tim. Tránh truyền dịch nếu không có chỉ định của nhân viên y tế. Nếu người bệnh phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.

>> Xem thêm: Dịch vụ người chăm bệnh tại nhà tuyệt vời như thế nào?

thức ăn nên được chế biến dưới dạng mềm
Với bệnh nhân suy tim, thức ăn nên được chế biến dưới dạng mềm, nhừ, hạn chế muối

Hoạt động thể lực

Lợi ích của việc hoạt động thể lực:

  • Giúp kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Ổn định huyết áp và nhịp tim.
  • Ổn định đường huyết và mỡ máu.
  • Giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe.

Cần hoạt động thể lực như thế nào cho phù hợp:

  • Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe…
  • Những điều cần tránh khi luyện tập: Không tập những môn thể thao cần nhiều sức như chạy bộ, nâng tạ…, những hoạt động gây các triệu chứng như: khó thở; choáng váng, chóng mặt; đau ngực; buồn nôn; vã mồ hôi lạnh… nếu xảy ra những dấu hiệu này, phải dừng tập ngay, không tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn, không tập những bài tập gắng sức
  • Nếu ngưng tập một vài ngày do nguyên nhân nào đó, khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau.
  • Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.
  • Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc ngày hôm sau, thì cần giảm bớt cường độ tập luyện

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp

Tuân thủ điều trị

Việc sử dụng thuốc điều trị suy tim không chỉ cải thiện triệu chứng mà có thể giúp kéo dài đời sống và giảm tỷ lệ tử vong.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các điều trị theo khuyến cáo và duy trì động lực giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch điều trị. Hạn chế muối có thể giúp kiểm soát triệu chứng sung huyết ở B suy tim độ III/IV có triệu chứng.

Hiểu được chỉ định, liều dùng và hiệu quả của thuốc. Nhận biết các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc sử dụng.

Điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, người bệnh cần uống thuốc theo đơn, ghi nhớ việc uống thuốc hàng ngày. Nếu người bệnh không thể tự nhớ thời gian uống thuốc cần có sự giúp đỡ của người thân để tránh việc quên không uống thuốc.

Ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe nhiều, không có triệu chứng. Cũng không bao giờ tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không thông qua ý kiến của bác sĩ điều trị.

Trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy tim hẳn có những khó khăn nhất định. Người thân quá bận rộn hay không có kĩ năng chăm người bệnh, tất cả sẽ được Viecnha giải quyết.

chăm sóc bệnh nhân suy tim
Viecnha – đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân suy tim hiệu quả

Viecnha – Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân suy tim uy tín, chất lượng

Chăm sóc cơ bản

  • Theo dõi: Mạch, nhịp tim, ECG, nhiệt độ, huyết áp, lượng nước tiểu, tình trạng tinh thần bệnh nhân.
  • Tư thế nằm: Đối với bệnh nhân suy tim, tư thế nửa nằm nửa ngồi là tư thế phù hợp và thoải mái nhất.
  • Vận động: Bệnh nhân suy tim tuyệt đối không được hoạt động, vận động quá sức mà phải nghỉ ngơi tuyệt đối ở giường. Có thể xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, đặc biệt là hai chi dưới giúp giảm bớt nguy cơ gây tắc mạch.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nhạt, đối với suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g/ngày, đối với suy tim độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.

Bên cạnh đó ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và các chất khác. Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày nhằm giảm các triệu chứng. Giảm uống rượu và sử dụng các chất kích thích tuyệt đối.

  • Thuốc uống: Cho bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, chú ý liều lượng và tác dụng phụ nếu có xảy ra.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Quan sát và phát hiện những triệu chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Từ đó có biện pháp điều trị và sử dụng sự trợ giúp từ người nhà bệnh nhân và xã hội.

Xử lý các tình huống

Khó thở do tăng áp lực ở phổi

  • Theo dõi Sp02, tần số thở, tính chất thở.
  • Làm thông thoáng đường thở của bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo, hút đờm nếu có
  • Nếu khó thở kịch phát về đêm thì nên cho người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu theo y lệnh bác sĩ, nên cho bệnh nhân uống vào buổi
  • Có thể cho bệnh nhân thở oxy.

Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu

  • Không để bệnh nhân thực hiện các hoạt động gắng sức.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc trợ tim và thuốc giãn mạch nếu có chỉ định.
  • Chú ý theo dõi huyết áp và lưu ý tác dụng phụ của thuốc

Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng

  • Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày
  • Cho bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu (đặc biệt chú ý bù Kali).
  • Không để bệnh nhân ăn mặn, suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.
  • Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày.

Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái

  • Theo dõi cơn khó thở: khó thở khi gắng sức hay khó thở từng cơn đột ngột?
  • Theo dõi tính chất ho: ho thường xảy ra vào thời điểm nào, có lẫn đờm máu hay không?
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế đầu cao và hướng dẫn bệnh nhân ho khạc đờm thở sâu.

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp. Do đó cần có quy trình kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim hợp lý, khoa học như của Viecnha. Cần thêm thông tin, vui lòng đăng ký ngay

Đặt dịch vụ ngay

VIECNHA.VN – Việc nhà theo giờ chuẩn 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0981.751.088

Website: viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *