Khi trẻ sơ sinh ra đời, những người làm mẹ lần đầu hoàn toàn chưa có kinh nghiệm chăm sóc bé, không khỏi lúng túng. Trẻ sơ sinh mới tiếp xúc với môi trường ngoài cơ thể người mẹ, phải dần thích nghi với nhiệt độ, tự thở, tự nạp dinh dưỡng. Khó tránh việc bé chưa thích ứng, bị bệnh vặt làm mẹ lo lắng không biết xử lý như nào để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Các mẹ hãy cùng viecnha.vn tìm hiểu những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi trong bài viết sau, để bổ sung thêm kinh nghiệm chăm sóc con trẻ khỏe mạnh nhé!
Sữa non cho trẻ sơ sinh là nguồn kháng thể quan trọng
Nội dung
Sữa non chính là sữa của người mẹ được tiết ra trong vòng 7 ngày sau sinh. Sữa này có cực nhiều lợi ích đối với sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé.
Theo nghiên cứu, sữa non cho trẻ sơ sinh có chứa đến hơn 4.000 bạch cầu/1cm3 và hàm lượng chất IgA cao gấp cả nghìn lần sữa thường.
Những chất này đóng vai trò tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Khi trẻ được mẹ cho uống sữa non sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy đi rất nhiều.
>> Xem thêm: Tiết lộ những thông tin chung về sữa mẹ – giúp bé phát triển tối ưu
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị chứng táo bón
Biểu hiện của chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ biếng ăn
Khi trẻ nhà bạn đột nhiên quấy khóc, biếng ăn, hay khóc hoặc nhăn nhó lúc ăn chính là dấu hiệu trẻ bị táo bón. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thu, tiêu hoá, đào thải ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng bụng bé cảm thấy vô cùng khó chịu, không muốn ăn thêm. Khi cho ăn thì quấy khóc, nhăn nhó. Về lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ đi ngoài khó khăn
Mỗi ngày trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi vệ sinh trung bình từ 1-2 lần. Đối với trẻ dùng sữa pha thì con số này sẽ giảm. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi khi thấy bé 1-2 ngày mới đi ngoài 1 lần. Phân trẻ táo bón có dạng rắn, khi đi trẻ có biểu hiện nhăn nhó khó khăn, mặt đỏ ửng do dùng nhiều sức gồng đẩy phân ra.
Trẻ đầy bụng
Thức ăn nạp vào nhưng lại không được hấp thu mà tích tụ nơi bụng sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Bạn có thể nhận biết điều này bằng cách sờ vào bụng bé. Bụng trẻ khó tiêu to và cứng hơn bình thường.
Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với khó tiêu có thể bao gồm xì hơi nặng mùi,…
>>> Xem thêm: Thuê dịch vụ bảo mẫu tại nhà và những điều cần biết!
Các hướng xử lý đảm bảo sức khoẻ khi trẻ sơ sinh bị táo bón
Bệnh táo bón nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì nếu kéo dài sẽ gây trĩ hoặc nguy hiểm nữa là nứt trực tràng. Các mẹ cần chú ý nhận biết để xử lý kịp thời đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Hãy tham khảo một số biện pháp sau để biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón:
- Với trẻ đang bú mẹ, thì chế độ ăn của mẹ chính là tác nhân gây táo bón cho trẻ. Do đó, người mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ, đặc biệt hạn chế đồ cay nóng,…
- Nên bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ.
- Nếu như trẻ uống sữa pha và bị táo bón, mẹ nên lưu ý đổi loại sữa cho bé.
- Hãy massage bụng cho bé 3 phút mỗi ngày, ngay vùng gần rốn với lực nhẹ nhàng để giúp làm mềm thức ăn tích tụ trong bụng.
- Cho trẻ sơ sinh ngâm mình với nước ấm để cơ thể thoải mái hơn. Đồng thời nước ấm làm giãn cơ hậu môn, kích thích ruột hoạt động giúp thức ăn tiêu hoá dễ hơn. Mỗi lần ngâm mình khoảng 5 phút, từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
- Đặc biệt, nếu trẻ bị táo bón hơn 2 tuần đi kèm là các triệu chứng: nôn ói, sốt, phân có máu, bụng to bất ổn,….Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ có hướng can thiệp và xử lý, tránh xảy ra biến chứng ảnh hưởng sức khoẻ bé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Mẹ “bỉm” cần lưu ý trẻ sơ sinh không giống người lớn, nên khi bé đi ngoài hơn 3 lần/ngày thì đã vội cho rằng trẻ bị táo bón là không đúng. Các bé dưới 3 tháng tuổi có tần suất đi ngoài từ 2-5 lần/ngày. Khi đã 6 tháng tuổi trẻ đi ngoài 1-2 lần/ngày rất bình thường. Để biết trẻ có bị tiêu chảy hay không các mẹ cần quan sát phân của bé.
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ có phân lỏng hơn bình thường, hoặc có khi rất lỏng cho đến toàn nước. Màu phân khác đi mọi ngày, có mùi tanh, đôi khi là đi kèm chất nhầy.
- Nếu phân có kèm máu, trẻ có thể đã bị nhiễm trùng đường tiêu hoá. Lúc này trẻ sẽ khó chịu mà quấy khóc, không chịu bú, có thể nóng sốt.
- Trẻ mắc tả sẽ đi ngoài ồ ạt, phân trắng đục và tanh mùi cá, các mẹ cần lưu ý.
Với bệnh tiêu chảy các mẹ cần phải chú ý hạn chế mất nước, bổ sung nước cho trẻ, vì mất nước có thể dẫn đến các biểu hiện gây nguy hiểm cho trẻ như: sốt cao, co giật,…Hãy đưa bé đến khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ hãy thực hiện những điều sau:
- Cho bé bú nhiều để bù vào lượng nước mất do tiêu chảy, tránh để tình trạng mất nước diễn ra có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ sơ sinh, vệ sinh núm vú và tay khi tiếp xúc chăm sóc bé.
- Phân và tã của bé cần phải xử lý kỹ càng để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh ra ngoài và cho các thành viên trong gia đình.
- Không được tuỳ tiện cho bé uống các loại kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy.
- Dẫn bé đi khám sớm nhất có thể để có hướng khắc phục bệnh kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé.
>>> Xem thêm: Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh
Bổ sung vitamin D3 cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh
Vitamin D3 (hay “vitamin mặt trời”) có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ canxi cơ thể và phosphat ở ruột, cực quan trọng với khung xương và hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
Vitamin D3 quan trọng với quá trình phát triển xương và răng của bé. Nên nếu muốn bé nhà bạn có chiều cao lý tưởng, phát huy tối đa tầm vóc mai sau, thì việc bổ sung vitamin D3 là hoàn toàn cần thiết.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin D3 gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, để giảm các bệnh nhiễm trùng ở bé con nhà bạn hãy bổ sung vitamin D3 trẻ.
Nên bổ sung vitamin D3 đúng theo chỉ dẫn chỉ bác sĩ
Bình thường, vitamin D3 sẽ được bổ sung cho bé dưới dạng lỏng kê theo hướng dẫn của bác sĩ nhi. Sau khi ăn chính là thời điểm thích hợp nhất để hấp thụ vitamin D3, tuy nhiên bé vẫn có thể uống được trước khi ăn. Nếu như không rõ bất kỳ thông tin nào, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ ra sao.
Lượng vitamin D3 được bác sĩ kê, hãy cho bé dùng theo đúng chỉ dẫn. Liều lượng này tùy thuộc vào, lượng ánh sáng mặt trời bé tiếp xúc và tháng sinh của bé mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp, giúp bé khỏe mạnh hơn.
Bố mẹ khi cho bé uống nhớ cẩn thận đo liều lượng kỹ càng bằng dụng cụ đo chuyên biệt. Đong chính xác lượng theo đơn khuyên dùng. Không nên sử dụng muỗng ăn để đong liều lượng vì như vậy sẽ không chính xác, dẫn đến việc thừa chất ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng sức khoẻ về lâu dài.
>> Xem thêm: Khi chăm sóc sức khỏe trẻ em cha mẹ nên ghi nhớ những nguyên tắc “vàng” sau đây
Qua bài viết trên, viecnha.vn hy vọng bố mẹ đã bỏ túi thêm thật nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé hữu ích đặc biệt là cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc bé nhà bạn vui vẻ mỗi ngày, mau ăn chóng lớn, phát triển toàn diện. Xem thêm Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé và dịch vụ bảo mẫu tại nhà uy tín của Viecnha.vn để có sự lựa chọn phù hợp cho gia đình. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều mẹo chăm sóc trẻ hiệu nghiệm và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhé.
Đặt dịch vụ ngayViệc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao
Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981.751.088
Website: https://viecnha.vn
Email: hotro@viecnha.vn