Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá là một cấp cứu nội khoa cần được xác định sớm, theo dõi và xử lý kịp thời để tránh tử vong cho người bệnh. Vậy, làm sao để chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết đường tiêu hóa hay chảy máu đường tiêu hóa là một triệu chứng ở đường tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, tá tràng, ruột già hoặc ruột kết, trực tràng, hậu môn bị chảy máu do một tổn thương nào đó.

Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiêu hóa. Nếu xuất huyết xảy ra trong thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng) thì đó được gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Nếu xuất huyết ở phần dưới ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn thì được gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới.

Theo BS.CKI Hoàng Đình Thành, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh, xuất huyết đường tiêu hóa cần được nhìn nhận là một bệnh lý nghiêm trọng vì nó có liên quan đến nhiều vấn đề tiềm ẩn đáng lo ngại, đặc biệt các loại ung thư tiêu hóa. 

Cần tìm người hoặc dịch vụ chăm sóc tốt cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa để giúp họ hồi phục nhanh chóng

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa thường có các biểu hiện bao gồm:

  • Phân lẫn máu, phân sẫm màu
  • Lau giấy có dính máu
  • Nôn ra máu
  • Xanh xao
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Vã mồ hôi, chân tay yếu
  • Tụt huyết áp, ngất xỉu nếu xuất huyết trầm trọng.

>> Xem thêm: Dịch vụ điều dưỡng tại nhà – Giảm áp lực cuộc sống bận rộn

Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên thường bao gồm:

  • Loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết tiêu hóa trên (cao). Loét dạ dày là tình trạng vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Chúng được hình thành do axit trong dạ dày, vi khuẩn hoặc do sử dụng thuốc chống viêm làm tổn thương lớp niêm mạc gây ra.
  • Hội chứng Mallory-Weiss: Đặc trưng bởi xuất huyết do rách thực quản vì ói oẹ nhiều và quá mạnh và hay gặp nhất ở những người uống bia rượu và bị ói liên tục.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản có thể gây xuất huyết do vỡ các tĩnh mạch trướng giãn. Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh xơ gan nặng, giai đoạn cuối.
  • Viêm thực quản: Viêm thực quản thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra. Những người bị viêm thực quản cũng có khả năng bị xuất huyết tiêu hóa.

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới (thấp) thường bao gồm:

  • Bệnh túi thừa: Sự phát triển của các túi nhỏ, phình ra trong đường tiêu hóa hình thành nên các túi thừa. Viêm túi thừa có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới.
  • Bệnh viêm ruột (IBD): Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn… đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Khối u: Các khối u ác tính hoặc lành tính hoặc ung thư thực quản, dạ dày, ruột kết hoặc trực tràng có thể làm suy yếu lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và gây chảy máu.
  • Loạn sản mạch máu, các dị dạng mạch máu. Gây chảy máu ồ ạt nhiều khi khó tìm thấy nơi xuất phát.
  • Bệnh trĩ: Đây là những tĩnh mạch sưng phồng ở hậu môn hoặc trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch và có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Nứt ở hậu môn: Nứt hậu môn cũng có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Viêm niêm mạc trực tràng (Proctitis): Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây chảy máu trực tràng.

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân

Biến chứng của xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại. Chẳng hạn như:

  • Thiếu máu mãn tính: 

Tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu huyết sắc tố và hồng cầu, gây hội chứng thiếu máu mãn tính. Các triệu chứng của hội chứng thiếu máu bao gồm đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, khó thở và tinh thần không minh mẫn, kém tập trung, giảm năng suất lao động và học tập.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa khá nguy hiểm, không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc
  • Thiếu máu cấp tính: 

Trong trường hợp mất máu nghiêm trọng có thể gây khó khăn cho việc bơm máu của tim. Các dấu hiệu mất máu cấp tính bao gồm da lạnh và xanh, vã mồ hôi; đầu óc lú lẫn hoặc bị kích động; giảm lượng nước tiểu; thở nhanh và mất ý thức.

  • Sốc – Tử vong: 

Chảy máu cấp tính có thể làm tổn thương các cơ quan và gây suy nội tạng. Nếu không được điều trị, tình trạng sốc có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi hoặc dẫn đến tử vong. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm huyết áp thấp, tụt, hoặc không đo được, môi và móng tay hơi xanh, đau ngực, lú lẫn, chóng mặt, lo lắng, da xanh xao, lượng nước tiểu giảm hoặc không có, mạch đập nhanh nhưng yếu, thở nông và bất tỉnh.

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp

Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Chăm sóc bệnh nhân đúng cách không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, phục hồi mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng. Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần được chăm sóc như sau: 

  • Tạo không gian yên tĩnh, tránh gây ồn ào để bệnh nhân được nghỉ ngơi.
  • Cần chuẩn bị ống thở oxy sẵn sàng đề phòng trường hợp khi bệnh nhân khó thở sẽ sử dụng ngay nhằm tránh để người bệnh choáng váng, hôn mê.
  • Bệnh nhân cần hạn chế di chuyển nhiều, vận động mạnh, có thể đi lại nhẹ nhàng để thư giãn, tránh kê cao gối khi nằm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn uống đầy đủ để nhanh chóng hồi phục.

Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Bệnh nhân chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không nên quá đói, quá no, trong giai đoạn hồi phục, chỉ nên sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày.

Người bị xuất huyết tiêu hóa nên ăn uống đúng giờ, tránh ăn khuya, nên chia nhỏ bữa ăn và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm lượng acid dịch vị trong dạ dày, giúp các vết thương tại vùng niêm mạc bị xuất huyết nhanh lành. 

Các thực phẩm nên ăn bao gồm:

  • Thực phẩm giúp bọc niêm mạc dạ dày: Tốt cho đường tiêu hóa đặc biệt là người bị xuất huyết tiêu hóa. Các thực phẩm này bao gồm khoai tây, khoai lang, bánh mì, cơm, các loại gạo nếp, khoai sắn…
  • Thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị: Dịch vị nhiều sẽ tác động lên niêm mạc dà dày, ống tiêu hóa, ảnh hưởng đến tình trạng xuất huyết. Vì thế nên dùng các thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị như mật ong, đường bánh quy… 
  • Thực phẩm giúp trung hòa acid: Thường dùng là trứng, sữa; người bệnh có thể uống sữa nguội, sữa ấm hoặc ăn trứng luộc. 
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa
  • Thức ăn mềm: Trong những ngày đầu sau điều trị, bệnh nhân chỉ nên ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như canh hầm nhừ, cháo, súp, sữa nguội, sữa chua… Ngoài ra, nên ăn các loại rau củ quả non mềm, ít xơ già để giảm gánh nặng cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Các thực phẩm không nên ăn bao gồm: 

  • Rau sống thực phẩm chưa chế biến: Chứa nhiều vi khuẩn, có thể khiến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm dai, khó tiêu: Các thực phẩm dai, nhiều xơ già, thô cứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa là sụn, gân, rau củ quả già… Các thực phẩm nhiều chất béo, khó tiêu không nên ăn là lạp xưởng, xúc xích, dăm bông…
  • Thực phẩm kích thích niêm mạc: Các thực phẩm làm chua như dưa muối, củ kiệu, cải chua, các loại hoa quả, trái cây nước uống có vị chua. 
  • Các gia vị mạnh như: Hành, tỏi, ớt, giấm, tiêu, mù tạt.
  • Đồ uống không tốt cho hệ tiêu hóa như: Cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia.
  • Không hút thuốc lá: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hít nhiều khói thuốc lá trong và sau điều trị.

Có thể nói, để điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa thì cần có thời gian chăm sóc lâu dài, kĩ lưỡng, có kế hoạch rõ ràng. Song, bạn quá bận rộn hoặc không có kiến thức cũng như không biết cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. 

Đừng lo, hãy để Viecnha giúp bạn! Viecnha – công ty chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa chu đáo, tận tình với chuyên môn cao cùng chi phí ưu đãi. Liên hệ hotline 0981.751.088 để được tư vấn dịch vụ ngay! 

>> Xem thêm dịch vụ của Viecnha.vn: Giúp việc chăm sóc người già

VIECNHA.VN – Việc nhà theo giờ chuẩn 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 098 175 1088

Website: https://viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

Đặt dịch vụ ngay

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *