Việc cho con bú sữa mẹ và bú sớm là một điều có lợi trong cuộc sống của con nhỏ. Nhờ đó mà cung cấp, mang lại rất nhiều điều cần thiết cho mẹ và bé.
Không thể phũ nhận việc sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé, giúp thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, chúng ta cần nên có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích về nguồn sữa mẹ để có thể đảm bảo an toàn cho con trẻ khi cần thiết nhất. Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Các cách gọi tên sữa mẹ theo từng giai đoạn
Nội dung
- Sữa non: được tạo từ lúc mẹ mang bầu ở tháng thứ 7 nhờ vào quá trình thay đổi hoocmon hay nội tiết tố của nữ. Tuy sữa non có rất ít nhưng chứa được rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ.
- Sữa chuyển tiếp: được tiết ra vào giai đoạn từ 5 đến 10 ngày sau khi thực hiện quá trình sinh. Lượng sữa sẽ nhiều hơn và chứa các thành phần tương tự với nguồn sữa trưởng thành.
- Sữa trưởng thành: xuất hiện sau 2 tuần khi sinh và được chia thành 2 loại là sữa đầu và sữa cuối. Loại sữa này chứa nhiều chất béo hơn và protein chiếm khoảng 50% so với sữa non ban đầu.
>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Nên nuôi con trẻ bằng sữa mẹ đến khi nào là tốt nhất?
Đây là một trong những câu hỏi mà được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến, đặc biệt là đối với những ai lần đầu rơi vào trường hợp như thế này. Theo như các chuyên gia cho biết, thời điểm cai sữa mẹ cho trẻ hợp lý nhất là tối thiểu 1 năm. Tuy nhiên, tùy vào trẻ có thật sự sẵn sàng hay chưa mà thời gian trên có thể được kéo dài và thay đổi linh hoạt hơn.
Mẹ có thể quan sát nếu như trẻ đã không còn hứng thú trong việc bú sữa mẹ thì nên ngưng và chuyển sang cho trẻ ăn dậm. Ngoài ra, trong giai đoạn gần hết thời gian nghỉ thai sản thì các mẹ nên tập cho trẻ dần dần tập cai sữa là hợp lý. Để sau khi quay lại làm việc, trẻ sẽ quen và quên đi được việc đòi bú hằng ngày, tránh ảnh hưởng nhiều đến việc đang làm và những người xung quanh.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến vị của sữa mẹ
Trên thực tế, ở mỗi người mẹ sẽ tiết ra được một vị sữa khác nhau do tùy vào cơ địa của mỗi người. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố liên quan đến vị sữa mẹ mà chúng ta có thể dễ dàng biết được. Hầu hết, hương vị hay mùi hương của sữa mẹ thường sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
- Từ một số loại gia vị có hương nồng như ớt, tỏi, tiêu, … đều có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa và mùi vị sữa.
- Hàm lượng natri có trong các loại thực ăn đóng hộp làm cho sữa mẹ có vị mặn hơn so với bình thường.
- Nếu như mẹ thường xuyên ăn một số loại trái cây hay ngũ cốc thì sẽ giúp sữa mẹ trở nên thơm ngon, nguồn sữa dồi dào hơn.
Bên cạnh đó, vị của sữa mẹ còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa ở mỗi người. Một số yếu tố ảnh hưởng như:
- Sữa sau khi vắt ra có mùi vị như xà phòng là do trong cơ thể mẹ có chứa nhiều lượng enzyme tiêu hóa lipase.
- Sữa sau khi vắt ra có vị ngọt hơn là do cơ thể mẹ được bồi bổ đủ chất, dẫn đến nồng độ lactose trong máu được tăng cao.
>> Xem thêm: Học cách chăm sóc trẻ bị sốt để tránh nguy hiểm
4 lý giải thích vì sao nên muôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất
Thứ nhất, sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé
Theo nghiên cứu của các bác sĩ cho thấy, trong sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho trẻ em để phát triển. Một số loại chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, sắt hay protein có trong sữa mẹ dễ dàng giúp cho trẻ nhỏ hấp thụ và dễ tiêu hóa hơn so với những loại sữa ngoài khác. Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ đầu đời cần được thay đổi liên tục. Nguồn sữa mẹ chính là cách thay đổi tuyệt vời và tự nhiên nhất mà trẻ nhỏ nên cần phải có.
Thứ hai, sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ con giảm nguy cơ về bệnh tật
Đối với trẻ con mới sinh thường rất dễ mắc phải một số bệnh cơ bản như nhiễm trùng hệ tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, .. nếu như không biết chăm sóc đúng cách. Do đó, nguồn sữa mẹ là cách đơn giản giúp cho con trẻ có thể chống lại được các loại nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài, giảm được nguy cơ về bệnh lý như tiểu đường, hen suyễn, béo phì, … nhờ vào một số chất cần thiết có trong sữa mẹ. Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa trực tiếp giúp cho mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng.
Thứ ba, sữa mẹ giúp phát triển trí não cho trẻ nhỏ
Một trong những lợi ích tuyệt vời mà sữa mẹ mang lại chính là việc giúp phát triển cho trẻ nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng trong sữa mẹ chứa rất nhiều các axit béo không no chuỗi dài như ARA, DHA. Đây là một trong những thành phần chính để giúp tạo và xây dựng não bộ, mắt của trẻ nhỏ. Có thể thấy, trẻ bú sữa mẹ thường có nồng độ DHA trong não cao hơn nhiều so với những trẻ bú sữa bên ngoài. Giúp cho việc phát triển trí não cho trẻ trở nên nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Thứ tư, sữa mẹ là cơ hội giúp thắt chặt tình mẹ con
Khi trẻ con bú sữa mẹ thì cũng là khoảnh khắc mà giúp tình cảm giữa mẹ và bé được nâng cao lên. Đây được xem là cơ hội đầu đời để giúp bé có thể cảm nhận được hơi ấm từ môi trường và con người xung quanh mang đến. Việc tiếp xúc trong những tuần đầu tiên giúp bé có thể dễ dàng thích nghi được việc bú mẹ, tạo sự liên kết được giữa mẹ và bé. Bên cạnh đó, khi được kề sát và nhìn thấy sự phát triển khỏe mạnh của bé hằng ngày, người mẹ cũng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Sữa mẹ trong khoảng từ 4 đến 5 ngày đầu tiên (sữa non) sẽ chứa những thành phần khác so với sữa khoảng từ 5 ngày đến 2 tuần sau khi sinh (sữa chuyển tiếp hoặc sữa trưởng thành).
>> Xem thêm: Dịch vụ thuê giúp việc trông trẻ theo giờ uy tín tại viecnha.vn
Một số giải pháp cần thiết để chăm sóc nguồn sữa mẹ tốt nhất
Việc chăm sóc nguồn sữa mẹ để đạt được trạng thái chất lượng tốt nhất là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên khó khăn hơn đối với những ai không biết cách để chăm sóc nguồn sữa mẹ tốt nhất.
Để nguồn sữa mẹ đạt được chất lượng và số lượng tốt nhất, bạn nên cần quan tâm đến:
- Về chế độ dinh dưỡng: Nên biết cách cân đối các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn và thực hiện chia đều bữa ăn một cách hợp lý. Không nên ăn những thực phẩm có nhiều gia vị, dầu mỡ và cay nóng. Nên uống tối thiểu là 2 lít nước cho cơ thể và tránh đụng đến những đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
- Về chế độ rèn luyện sức khỏe: Các mẹ nên vận động một cách nhẹ nhàng ở giai đoạn một tuần đầu sau khi sinh. Sau đó tăng dần cấp độ và tần suất nhiều hơn sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, nên thường xuyên thực hiện các động tác massage ngực để có thể kích thích việc tiết sữa, lưu thông máu và tránh xuất hiện tình trạng tắc ti sữa.
- Về chế độ sinh hoạt hằng ngày: Nên thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh và theo khoa học. Việc ăn uống cần trở nên điều độ và đúng giờ hơn, đặc biệt không nên thức khuya. Bên cạnh đó, nên giữa bản thân luôn trở nên vui vẻ bằng việc ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, … để tránh những căng thẳng và mệt mỏi.
>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe sinh sản
Sữa mẹ luôn là đề tài muôn thưở luôn được quan tâm mỗi khi nhắc đến. Qua đây chúng ta mới thấy được một cách rõ ràng hơn về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ. Từ đó, biết được một số cách chăm sóc đúng đắn và phù hợp nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin mà viecnha.vn mang đến ngày hôm nay sẽ có thể mở rộng thêm phần nào kiến thức về nguồn sữa mẹ cho người đọc. Giúp ích cho những ai đang thật sự cần tìm hiểu về chủ đề này.
Liên hệ với chúng tôi: Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao
- Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0981.751.088
- Website: https://viecnha.vn
- Email: hotro@viecnha.vn