Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì như thế nào mới đúng cách?

chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì (vị thành niên) là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai của trẻ. Dưới đây Viecnha.vn xin chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì mà các bậc cha mẹ đang có con chuẩn bị bước vào độ tuổi này cần tham khảo.

Tuổi vị thành niên là gì?

Tuổi dậy thì – hay còn gọi là vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Độ tuổi vị thành niên là 10 – 18 tuổi.

Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt thay đổi về mặt tâm lý lẫn sinh lý. Đây là giai đoạn trẻ sẽ bắt đầu có những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý.

Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên

Với trẻ gái

  • Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất dậy thì vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi.
  • Về phát triển cơ thể: 
  • Thay đổi ở phần ngực
  • Phát triển xương chậu (khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam).
  • Phát triển chiều cao, cân nặng.
  • Bộ phận sinh dục phát triển (âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển), buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt.
  • Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi.

Với trẻ trai

  • Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi.
  • Về thay đổi cơ thể: 
  • Vỡ tiếng, có ria mép xuất hiện và râu ở cằm
  • Phát triển chiều cao và cân nặng
  • Tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển
  • Xương ngực và vai phát triển, các cơ rắn chắc hơn
  • Hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển
  • Về thay đổi sinh lý: Tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng.
Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ sẽ có nhiều thay đổi về cơ thể

Những thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên

Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử như sau:

  • Tính độc lập: Trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập. Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ.
  • Nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn.
  • Tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc. Phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác.
  • Tính tích hợp: Thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,… để tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử.
  • Trí tuệ: Trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.

>> Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu luôn được quan tâm đến

Nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên bắt đầu có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, những thay đổi này khiến các em trở nên nhạy cảm, tò mò và thích tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh. Điều này nghe có vẻ tốt nhưng nếu cha, mẹ không quan tâm, để ý thì sẽ rất dễ để lại nguy cơ, hậu quả cho trẻ.

Dễ nảy sinh tình cảm khác giới

Ở tuổi vị thành niên, trẻ dễ rung động và nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Trẻ vị thành niên nói chung, học sinh bậc trung học nói riêng yêu sớm là vấn đề khiến các bậc cha mẹ và thầy cô cảm thấy không yên tâm.

Nguyên nhân là do trẻ vị thành niên có trí tuệ, thân thể phát triển nhanh. Thêm vào đó ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu sử dụng internet thường xuyên, được tiếp cận với lượng thông tin lớn trong đó có thông tin về tình cảm lứa đôi và giới tính khiến trẻ tò mò, muốn tìm hiểu.

Quan hệ tình dục sớm

Học sinh yêu sớm đến mức mù quáng rất dễ nảy sinh quan hệ tình dục thiếu an toàn. Ở tuổi vị thành niên, sự phát triển cơ thể chưa hoàn chỉnh. Nếu quan hệ tình dục ở giai đoạn này sẽ dẫn đến những nguy cơ như: Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, làm mẹ quá trẻ, trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là tử vong, bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.

Tuổi vị thành niên là độ tuổi nhạy cảm cần được quan tâm, giáo dục về sức khỏe sinh sản

Ở trong giai đoạn này, cha mẹ nên quan tâm và để ý đến con cái nhiều hơn. Các bậc cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự nhiều hơn với các em, cho con cái những định hướng đúng đắn về tình cảm.

Cha mẹ và nhà trường nên phối hợp để trang bị cho các em những kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho các em, giúp các em có kiến thức và nhận thức đúng đắn tránh được những sai lầm không đáng có.

Dễ bị trầm cảm

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, tùy vào hoàn cảnh của các em. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như: Các sự kiện đau thương trong thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần, hoặc mất cha mẹ có thể làm thay đổi trong não bộ, làm cho người đó dễ bị trầm cảm.

Trầm cảm tuổi teen có thể có liên quan tới việc quen cảm giác bất lực hơn là cảm thấy có khả năng tự tìm được cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống. Người bệnh không quan tâm, thích thú với những thú vui bình thường, mệt mỏi, suy nhược, cảm giác kiệt sức, mọi việc đều vượt quá sức mình.

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường.

Lãnh đạm với người thân, khóc lóc vô cớ, có cảm giác lo lắng, đôi khi có cơn hốt hoảng. Họ tự cho mình là kém cỏi, là kẻ thất bại, là gánh nặng cho gia đình, không còn hứng thú đến lớp, trốn tránh bạn bè và người thân, kết quả học tập sa sút.

Đối với việc trẻ bị trầm cảm, các bậc cha mẹ nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý được huấn luyện làm việc với trẻ vị thành niên, hoặc trực tiếp đưa các em đến gặp bác sĩ.

>> Xem thêm: Những điều lưu ý khi chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào?

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng. Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

Rèn luyện về kỹ năng sống

  • Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè.
  • Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô.
  • Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp.
  • Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng.

Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì về thể chất và tâm lý

Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn bao giờ hết để hoàn thiện cả về thể chất lẫn tâm lý. Và chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này.

  • Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột,… Cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo;
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…
  • Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp. Phụ huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ vị thành niên để định hướng phù hợp.
  • Trẻ ở độ tuổi này cần có chế độ tập luyện thể chất phù hợp. Không chỉ giúp cơ thể phát triển toàn diện, giúp xương phát triển, việc luyện tập thể thao còn giúp giải tỏa căng thẳng, hạn chế mắc phải những vấn đề về tâm lý ở độ tuổi dậy thì. Vì thế cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, chạy bộ, cầu lông…
Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn bao giờ hết để hoàn thiện cả về thể chất lẫn tâm lý 

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

  • Trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15 – 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
  • Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình (hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường) để đi khám kịp thời, không mặc quần lót bó sát, quá chật.
  • Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm.
  • Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.
  • Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục an toàn: chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS.

Ba mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ trong độ tuổi dậy thì?

Nuôi dạy trẻ trong giai đoạn dậy thì là một thử thách đối với các bậc cha mẹ. Trẻ trong độ tuổi này tâm lý thường không ổn định, vui buồn thất thường và có xu hướng xa cách, ít chia sẻ với cha mẹ như ngày trước. 

Cha mẹ cần kiên nhẫn với trẻ, lắng nghe ý kiến và tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Hãy xem trẻ như một người bạn để đối thoại thay vì áp đặt. Bên cạnh việc chăm sóc thể chất thông qua chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần trò chuyện với trẻ về sức khỏe sinh sản, những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Giai đoạn dậy thì – vị thành niên là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ. Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

Hy vọng một vài thông tin về cách chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên trên đây sẽ phần nào cung cấp những thông tin hữu ích đến các cha mẹ. Để biết thêm thông tin thì hãy liên hệ ngay với Viecnha.vn chúng tôi sẽ giúp bạn. Liên hệ hotline 0981.751.088 để được tư vấn ngay! 

>> Xem thêm: Mách bạn 10 bí quyết “vàng” trong việc chăm sóc gia đình

VIECNHA.VN – Việc nhà theo giờ chuẩn 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 098 175 1088

Email: hotro@viecnha.vn

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *