Việc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu luôn là vấn đề được rất nhiều ông bố bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, phát triển của trẻ.
Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất tốt và cần thiết cho trẻ nhỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng bú sữa mẹ vắt ra thật sự có hiệu quả như sữa mẹ được uống trực tiếp hay không? Để nguồn sữa mẹ đảm bảo có thể cung cấp sẵn sàng và đầy đủ cho bé, lưu trữ sữa mẹ là cách an toàn và hiệu quả nhất trong tình huống này. Muốn biết được sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và những thông tin liên quan đến vắt sữa mẹ thì hãy theo dõi bài viết này.
Tầm quan trọng của sữa mẹ dành cho bé
Nội dung
Theo nghiên cứu khoa học cho rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ chứa được rất nhiều vitamin, khoáng chất, … phù hợp cho việc phát triển trí não và thể lực cho bé. Đặc biệt là trong sữa mẹ có chứa rất nhiều đường đôi và đường đơn có lợi cho cơ thể, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được những chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra, em bé mới sinh cần được uống sữa mẹ để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mắc các viên nhiễm về đường ruột, hệ tiêu hóa, … Vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều các kháng thể so với những loại sữa bên ngoài.
Sữa mẹ vì sao cần phải được vắt ra?
Để có thể duy trì nguồn sữa của mẹ cho em bé bú khi không có mẹ bên cạnh thì việc vắt sữa là một điều vô cùng cần thiết. Việc vắt sữa càng cần thiết hơn đối với những bà mẹ sắp bước vào giai đoạn quay lại với công việc và tập cho trẻ bú sữa dự trữ.
Theo nghiên cứu, việc này cũng là một trong những cách để được sử dụng để kích thích nhằm tăng lượng sữa được sản xuất từ người mẹ. Khi bầu sữa có dấu hiệu bị cương thì việc vắt sữa mẹ có thể giúp giảm được áp lực và đau nhức, tình trạng tắt ti sữa khó mà xuất hiện được.
Ngoài ra, nếu như mẹ đang trong quá trình uống thuốc có thể gây hại cho con trẻ, thay vì tạm ngưng bú mẹ thì có thể vắt sữa mẹ sẵn và cho uống dần theo thời gian. Như vậy vừa tiện lợi, không mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo cung cấp được nguồn sữa tốt nhất cho trẻ nhỏ.
>> Xem thêm: Cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất đảm bảo sức khỏe con yêu
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu là an toàn và tốt nhất?
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào? luôn là vấn đề mà nhiều ông bố và bà mẹ quan tâm. Thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ bảo quản sữa của bạn. Cụ thể như:
- Đối với những nơi bảo quản ở nhiệt độ phòng mát khoảng từ 25 độ C, thời gian sữa mẹ vắt ra có thể để được tối đa là từ 6 đến 8 tiếng.
- Đối với những nơi bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng từ 19 đến 26 độ C, thời gian sữa mẹ vắt ra có thể để được tối đa là trong vòng 4 tiếng.
- Đối với những nơi bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 4 độ C, thời gian lý tưởng để sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản được tối đa là 4 độ C.
Có thể thấy, nhiệt độ bảo quản càng thấp thì đồng nghĩa thời gian sữa mẹ vắt ra để được càng lâu. Nếu như sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thì thời gian có thể sử dụng được là trong vòng 3 tháng. Sử dụng tủ bảo quản chuyên dụng sẽ giúp cho thời gian bảo quản sữa kéo dài lên đến 8 tháng.
Sữa mẹ vắt ra để bên ngoài sẽ dễ bị biến chất và mất chất. Nên bên cạnh biết được thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu thì việc ủ nóng sữa mẹ vắt ra là vô cùng cần thiết. Bạn nên biết cách làm ấm sữa trở lại như thế nào là đúng và tuân thủ theo những quy tắc.
Một trong những điều tuyệt đối không nên làm chính là làm nóng sữa bằng cách cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Ngoài ra, khi sữa mẹ vắt ra đã được ủ ấm thì nên sử dụng càng sớm càng tốt, tránh tạo điều kiện để cho những vi khuẩn có hại sinh sôi, không có lợi.
>> Xem thêm: Những thông tin chung về sữa mẹ cần biết
Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ vắt ra đã bị hỏng
Chú ý đến cách nhận biết sữa mẹ vắt ra đã bị hỏng hay chưa là điểm vô cùng cần thiết trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ, chính vì thế bên cạnh việc ủ nóng sữa thì bạn cần phải nên biết:
- Sữa mẹ vắt ra đã bị hỏng: Sữa sẽ có dấu hiệu bị vón thành cục và kèm theo đó là có mùi chua, dậy men. Bên cạnh đó, khi ngửi bạn dễ dàng cảm nhận được mùi hơi tanh, khó chịu và không có mùi thơm tự nhiên như bình thường.
- Sữa mẹ vắt ra còn dùng được: Sữa bình thường sẽ có mùi thơm đặc biệt, thoáng nhẹ qua thì sẽ giống như mùi của kim loại hay xà phong. Vị không quá mặn cũng không quá ngọt, hơi nhạt. Tùy vào mỗi giai đoạn mà sữa mẹ sẽ cho ra những màu sắc khác nhau, chúng có thể thay đổi từ vàng nhạt, trắng đục, … tùy vào cơ địa của người mẹ.
Sữa mẹ vắt ra đúng cách là như thế nào?
Bên cạnh việc biết sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, thì đối với những bà mẹ chưa có kinh nghiệm vấn đề vắt sữa mẹ đúng cách không phải là điều đơn giản. Cần lưu ý với những bước thực hiện sau đây:
- Dụng cụ đựng sữa, bầu sữa mẹ và tay cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành vắt sữa mẹ.
- Sau khi vắt sữa mẹ ra cần để chúng được làm lạnh ngay.
- Sữa mẹ mới vắt và sữa đã được trữ đông thì không được phép hòa chung lại với nhau.
- Phần sữa mẹ mà trẻ đã uống còn dư không nên dùng lại và trữ đông.
Vắt sữa mẹ mỗi ngày khiến cho lượng sữa có trong mẹ ngày càng giảm. Chính vì thế, mẹ nên cần được nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, không cố gắng ép sữa để có thể tạo ra được nguồn sữa tự nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó sau mỗi lần vắt sữa, mẹ cần phải vệ sinh dụng cụ vắt và đựng một cách thật kỹ càng và an toàn. Sử dụng chổi hoặc miếng cọ chuyên dụng để cọ rửa sạch sẽ. Tại những vị trí kẽ nhỏ hay phần dáy nên được rữa kỹ lại và tất cả phải để ráo tự nhiên. Ngoài ra, các dụng cụ vắt và đựng sữa nên được tiệt trùng qua bằng nước sôi để có thể hạn chế được vi khuẩn có hại cho trẻ nhỏ.
>> Xem thêm: Thuê dịch vụ bảo mẫu tại nhà và những điều cần biết!
Những lưu ý về việc bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách
Để có thể giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ một cách tuyệt đối, khi sữa mẹ được vắt ra cần phải biết cách bảo quản đúng. Một số lưu ý dưới đây nên được quan tâm để việc bảo quản sữa trở nên tốt nhất. Cụ thể như:
- Chọn bình đựng sữa được vắt ra bằng nhựa cứng hoặc thủy tinh có nắp đậy. Những vật dụng này có thể dễ dàng mua được tại cái siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
- Sử dụng các túi bảo quản chuyên dụng để dựng lượng sữa được vắt ra. Nên mua túi dựng tại các cửa hàng, nhà thuốc uy tín để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
- Nên chứa khoảng từ 60 đến 120ml sữa cho mỗi một túi hoặc bình đựng. Mức sữa này tương ứng với 1 bữa của trẻ cần thiết.
- Có thể dùng thùng cách nhiệt có chứa đá viên để đông sữa mẹ nếu như xuất hiện trường hợp cúp điện kéo dài. Chuyển sữa mẹ vắt ra vào ngăn đá ngay sau khi có điện trở lại.
- Nên đánh số thứ tự từ cũ đến mới trên cái túi hay bịch đựng sữa mẹ vắt ra. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định thời gian bảo quản chính xác của sữa. Sử dụng từ theo thứ tự từ cũ nhất cho đến mới nhất, tránh bị lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa.
>> Xem thêm: Giúp việc trông trẻ ngày càng phổ biến trong xã hội phát triển
Cẩm nang chăm sóc sức khỏe mẹ và bé không chỉ dừng lại ở những vấn đề bên trên. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu không còn là vấn đề lớn nữa. Biết được sữa mẹ vắt ra để được bao lâu sẽ giúp cho bố mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, đảm bảo những điều tốt nhất được mang đến. Mong rằng những gì mà viecnha.vn chia sẻ bên trên sẽ là hành trang bổ ích cho bạn đọc trong cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh.
Liên hệ với chúng tôi: Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao
Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981.751.088
Website: https://viecnha.vn
Email: hotro@viecnha.vn