Bệnh gút nguy hại như thế nào đến sức khỏe con người?

Bệnh gút là gì? Chắc hẳn không ít người đã nghe về căn bệnh này nhưng chưa thể tường tận thông tin. Bài viết sau đây của Viecnha.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc về những thông tin liên quan đến bệnh gút như bệnh gút kiêng ăn gì, những triệu chứng của bệnh gút, dấu hiệu bệnh gút ở chân cùng những món ăn chữa bệnh gút một cách hiệu quả.

Bệnh gút là gì? Những giai đoạn tiến triển của bệnh gút

Bệnh gout (gút) có có tên gọi khoa học là thống phong. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận dẫn đến không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric là một loại axit vô hại, được hình thành bên trong cơ thể, con người đào thải axit uric qua nước tiểu và phân ra bên ngoài.

Bệnh nhân mắc bệnh gút sẽ vô cùng đau đớn
Bệnh nhân mắc bệnh gút sẽ vô cùng đau đớn

Người bị bệnh gout gây nên bởi lượng axit uric trong máu đã được tích tụ rất nhiều qua thời gian. Đến một thời điểm nồng độ axit uric quá cao sẽ hình thành nên các tinh thể nhỏ của axit uric. Vị trí tập trung của những tinh thể này là khớp, gây viêm, sưng tấy và vô cùng đau đớn cho bệnh nhân.

Triệu chứng của bệnh gout mang đặc trưng bởi những lần viêm khớp cấp tái phát. Người mắc bệnh thường xuyên bị đau đớn một cách đột ngột vào buổi đêm, sưng đỏ các khớp khi đợt viêm bùng phát, vị trí thường dễ nhận biết nhất là các khớp ở ngón chân cái. Ngoài ra cũng có một số vị trí khác bị ảnh hưởng nhiều đó là đầu gối, mắt cá chân hay bàn chân. Cũng có một số trường hợp bị gút ở khớp bàn tay hoặc khớp khuỷu tay, cá biệt có trường hợp ảnh hưởng tới cả xương sống lưng.

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp

Triệu chứng của bệnh gút mà ai cũng nên biết

Bệnh gút dễ phát hiện bởi nó xuất hiện vào ban đêm
Bệnh gút dễ phát hiện bởi nó xuất hiện vào ban đêm

Triệu chứng bệnh gout rất dễ phát hiện bởi nó xuất hiện vào ban đêm. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh gout không gây ra dấu hiệu nào ban đầu mắc phải. Các biểu hiện thường xuất hiện trong giai đoạn khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Triệu chứng chính sẽ gồm những biểu hiệu sau: Khớp đau đột ngột, dữ dội và có dấu hiệu sưng tấy. Đụng hoặc chạm, cầm nắm hay hoạt động mạnh sẽ càng làm đau nhiều hơn, dấu hiệu bệnh gút ở chân có thể làm chân bị sưng đỏ và xung quanh các khớp ấm, nóng lên.

Thời gian xảy ra các dấu hiệu của bệnh gout sẽ thường kéo dài trong vòng vài giờ và xuất hiện đều từ 1 đến 2 ngày. Nhưng cũng có bệnh nhân nặng khiến việc sưng tấy các khớp xảy ra trong vòng vài tuần mới thuyên giảm.

Người bị bệnh gout không quan tâm đến sức khỏe và không dùng thuốc trị gout thường xuyên sẽ khiến các triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng đáng chú ý:

  • U cục tophi sẽ ngày càng lớn hơn: Sự tích tụ tinh thể axit uric dưới da là nguyên nhân của bệnh gút. Xung quanh các ngón chân, đầu gối hay ngón tay và tai sẽ càng lớn hơn nếu không được uống thuốc và điều trị hợp lý. 
  • Gây tổn thương nghiêm trọng cho khớp: Tổn thương về khớp gây nên bởi gút là điều chắc chắn nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị gout. Ngoài ra việc ảnh hưởng đến khớp cũng tăng nguy cơ tổn thương xương và các bộ phận khác như tụy, thận, gan.
  • Gây nên sỏi trong thận: Việc điều trị gút đúng cách cũng rất quan trọng khi tinh thể axit uric không chỉ tích tụ quanh các vị trí khớp, nó còn tập kết ở thận, gây ra hiện tượng sỏi thận và là nguyên nhân dẫn đến việc suy thận và phải chạy thận nhân tạo.

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc người già – Hỗ trợ con cháu làm tròn chữ “Hiếu”

Những lưu ý về sinh hoạt cho bệnh nhân mắc bệnh gút và phòng ngừa

Những món ăn chữa bệnh gút và việc bệnh nhân mắc bệnh gút phải kiêng ăn gì là những vấn đề người bệnh và gia đình quan tâm nhất hiện nay. Sau đây là một số lưu ý chung cho mọi người về căn bệnh có thể đánh giá là nguy hiểm đối với sức khỏe của mỗi người.

Chú ý khẩu phần ăn hàng ngày để kiêng cho người bệnh
Chú ý khẩu phần ăn hàng ngày để kiêng cho người bệnh
  • Mỗi người nên có thói quen uống nhiều nước, hạn chế sử dụng những đồ uống đồ ngọt, đồ uống đóng hộp và có gas khi những thức uống này mang đến một hàm lượng fructose cao dễ dẫn đến tăng nồng độ axit uric.
  • Hạn chế hết sức việc sử dụng rượu bia, trong những tình huống sử dụng rồi thì việc bổ sung các chất giải rượu bia để nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể là rất cần thiết.
  • Bổ sung các protein tốt cho sức khỏe từ các sản phẩm sữa ít béo. Sữa ít béo được các nhà khoa học đánh giá là một “thần dược” phòng tránh bệnh gút một cách tốt nhất.
  • Người bị bệnh hoặc chưa bị nên hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt trâu,… và sử dụng một cách điều độ các loại cá và thịt gia cầm. 
  • Trọng lượng cơ thể nên ở mức phù hợp nhất. Giảm được cân nặng tức là hoàn toàn có thể làm giảm nồng độ axit uric bên trong cơ thể và cũng là cách phòng tránh hữu hiệu bệnh gút.

>> Xem thêm: Mách bạn 10 bí quyết “vàng” chăm sóc sức khỏe gia đình

Như vậy, viecnha.vn đã cùng bạn đọc đi tìm hiểu về căn bệnh gút, hy vọng những hiểu biết về căn bệnh gút sẽ mang đến cho mọi người cách phòng tránh, điều trị một cách tốt nhất. Bệnh gút không đáng sợ, nhưng hãy phòng tránh căn bệnh này để có một sức khỏe vàng, để tận hưởng cuộc sống cùng những người thân yêu.

Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tại nhà nhé:

>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh trĩ và cách chữa hiệu quả

Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0981.751.088

Website: https://viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

Đặt dịch vụ ngay

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *