Đột quỵ được xem là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong nhiều nhất trên thế giới. Vậy bệnh đột quỵ là gì? Nguyên nhân, phương pháp phòng tránh ra sao?
Căn bệnh đột quỵ không còn quá xa lại đối với mỗi chúng ta, nhất là trong những năm gần đây. Không xuất hiện chỉ ở người người gia, người trẻ ngày nay cũng có rất nhiều nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy, theo khoa học thì căn bệnh đột quỵ là gì? Liệu nó có thật sự là mối nguy hiểm cho sức khỏe con người. Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về những thông tin cần thiết về căn bệnh đột quỵ.trong bài viết bên dưới.
Bệnh đột quỵ là gì?
Nội dung
- 1 Bệnh đột quỵ là gì?
- 2 Phân chia các loại bệnh đột quỵ thường gặp
- 3 Theo bạn, bệnh đột quỵ và tai biến khác nhau hay không?
- 4 Những nguyên nhân gây đột quỵ mà chúng ta cần biết
- 5 Người mắc bệnh đột quỵ triệu chứng như thế nào?
- 6 Một số phương pháp tránh xuất hiện tình trạng bệnh đột quỵ
- 7 Bài viết liên quan
- 7.0.1 Ưu và nhược điểm khi tìm người giúp việc nhà thông qua dịch vụ môi giới
- 7.0.2 Giúp việc nhà theo giờ quận 7 Phú Mỹ Hưng
- 7.0.3 Dịch vụ giúp việc nhà uy tín, an toàn dẫn đầu xu hướng
- 7.0.4 Robot giúp việc nhà có thể thay thế người giúp việc hay không?
- 7.0.5 Tìm việc giúp việc nhà tại quận 2 chính chủ
- 7.0.6 Những kỹ năng cần thiết của nhân viên giúp việc văn phòng theo giờ
- 7.0.7 Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn giúp việc gia đình chăm trẻ bạn nên biết
- 7.0.8 3 Cách tìm giúp việc gia đình không qua trung gian không phải ai cũng biết
- 7.0.9 User Review
Theo khái niệm y học, bệnh đột quỵ hay còn biết đến là căn bệnh tai biến mạch máu não là trạng thái tình trạng não bộ đang bị tổn thương ở mức nghiêm trọng. Trường hợp này sẽ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hay một trong những mạch máu trong não bị vỡ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người.
Đột quỵ được xếp vào hàng các loại bệnh lý cấp tính và thường xảy ra trong tình trạng đột ngột. Người mắc phải căn bệnh này thường có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào nếu như không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Căn bệnh sẽ để lại một số di chứng về sau như: sức khỏe giảm dần, tê liệt chân tay, thị giác suy giảm, … đối với những người có cơ hội qua khỏi.
>> Xem thêm: Bệnh gút nguy hại như thế nào đến sức khỏe con người?
Phân chia các loại bệnh đột quỵ thường gặp
Tùy vào mức độ nguy hiểm của bệnh, người ta chia căn bệnh đột quỵ thành nhiều loại khác nhau. Có thể chia dựa trên một số nguyên nhân bị đột quỵ như:
Do thiếu máu cục bộ: Là một trong những trường hợp chiếm tỉ lệ cao nhất trong các ca đột quỵ hiện nay (chiếm 85%). Nguyên nhân bị đột quỵ ở trường hợp này là do xuất hiện cục máu đông cản trở, làm tắc nghẽn quá trình đưa máu lưu thông lên não.
- Do huyết khối: Các cục máu đông cản trở quá trình bơm máu làm tắc nghẽn hoặc bị các mảng bám tích tụ ở động mạch cổ, não.
Do xuất huyết: Có thể là do mạch yếu, mỏng hoặc có xuất hiện vết nứt khiến mạch máu đến não và bị vỡ làm cho máu chảy ồ ạt, gây ra tình trạng xuất huyết não. - Do tắc mạch: Cục máu đông được hình thành bất cứ ở đâu trong cơ thể, có thể xuất hiện nhất là ở tim. Từ đó, những cục máu đông sẽ di chuyển lên não và gây ra tình trạng tắc nghẽn.
- Do thiếu máu não thoáng qua: hay thường gọi là trường hợp đột quỵ nhỏ (TIA). Triệu chứng của trường hợp này thường là những giai đoạn ngắn, thời gian kéo dài chỉ khoảng vài phút.
Theo bạn, bệnh đột quỵ và tai biến khác nhau hay không?
Liệu “đột quỵ và tai biến khác nhau hay không?”, “Làm sao để phân biệt được hai loại bệnh này?”. Có thể thấy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi nhắc đến căn bệnh này. Dựa trên khái niệm phía trên, chúng ta dễ dàng nhận ra được bệnh đột quỵ và tai biến cùng là một căn bệnh.
Thực chất, tai biến mạch máu não chỉ là một tên gọi khác của bệnh đột quỵ. Nó được gọi dựa trên nguồn gốc xuất hiện căn bệnh. Còn đột quỵ là tên được gọi dựa theo sự cấp tính, sự đột ngột và nguy hiểm của bệnh. Nhìn chung, dù là cách gọi nào thì đây cũng là một căn bệnh rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn và đe dọa đến tính mạng của con người.
THAM KHẢO DỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNHNhững nguyên nhân gây đột quỵ mà chúng ta cần biết
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây đột quỵ hiện nay. Tùy thuộc vào mỗi người mà có thể xác định nguyên nhân phù hợp.
Những yếu tố mang tính không thể thay đổi
- Độ tuổi: Dù bất cứ ai thì cũng có nguy cơ trở thành đối tượng của đột quỵ. Tuy nhiên, khả năng những người gia mắc bệnh lại cao hơn người trẻ.
- Giới tính: Theo khoa học chứng minh, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ cao hơn nhiều so với nữ giới.
- Tiểu sử gia đình: Gia đình có người thân đã hoặc đang mắc căn bệnh độ quỵ thì có nguy cơ cao hơn những người bình thường.
- Những yếu tố về bệnh lý
- Tiểu sử bệnh đột quỵ
- Các bệnh về tim mạch
- Cao huyết áp
- Thừa cân, béo phì
- Mỡ trong máu
- Lối sống không lành mạnh
Người mắc bệnh đột quỵ triệu chứng như thế nào?
Đối với bệnh đột quỵ hiện nay, chúng ta có rất nhiều dấu hiệu để phát hiện ra căn bệnh trong thời gian sớm nhất. Bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu bên dưới để có thể nhận ra người mắc bệnh đột quỵ triệu chứng một cách nhanh chóng và kịp thời.
- Xuất hiện tình trạng đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh – kéo dài và có thể gây nên triệu chứng buồn nôn
- Tay chân thường xuyên bị tê mỏi, dẫn đến tình trạng khó cử động hoặc nặng hơn là có thể bị tê liệt một bên của cơ thể
- Khuôn mặt có dấu hiệu không đối xứng với nhau, phần nhân trung lệch và miệng méo
- Thị lực của người bệnh đột quỵ triệu chứng có dấu hiệu bị suy giảm, mắt mờ và có thể không nhìn rõ. Thường thì dấu hiệu này không được biểu hiện một cách rõ rệt vì thế mà chúng ta khó có thể nhận biết được
- Bệnh liên quan trực tiếp đến khu vực não bộ nên người mắc bệnh thường gặp vấn đề trong việc diễn đạt, trí nhớ bị rối loạn, xuất hiện cảm giác mơ hồ
Một số phương pháp tránh xuất hiện tình trạng bệnh đột quỵ
Để giảm tối thiểu được khả năng mắc bệnh đột quỵ, mọi hoạt động sinh hoạt ngày ngày của chúng ta cần phải được quan tâm, điều chỉnh sao cho phù hợp và tốt nhất.
Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học
Dựa trên các tác nhân gây ra bệnh đột quỵ như tim mạch, mỡ trong máu, … chúng ta nên có cho mình một chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất. Hạn chế ăn uống những món có ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là giải pháp tối ưu nhất giúp phòng tránh bệnh đột quỵ xuất hiện.
Nâng cao sức khỏe bằng việc tập thể thao
Lợi ích của việc tập thể dụng là giúp cho tim khỏe mạnh, nâng cao được sức khỏe, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu cho cơ thể. Bạn có thể dành ra 30 – 45 phút mỗi ngày để tập những bài thể dục cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch, nhất là bệnh đột quỵ.
Luôn giữ ấm cho cơ thể
Có thể bạn không biết, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến cơ thể có khả năng tăng huyết áp, các mạch máu có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào. Vì vậy, giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái ấm áp, thoải mái cũng là một trong những biện pháp giúp hạn chế mắc bệnh đột quỵ. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, bạn cần nên chú ý hơn về vấn đề này.
Không được phép hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ có hại cho bạn mà là cả những người xung quanh. Hút thuốc lá quá nhiều sẽ là tác nhân gây nên bệnh tim mạch cho bản thân, khả năng bị đột quỵ có thể tăng cao. Việc bỏ hút thuốc lá sẽ giúp bạn tránh được nhiều tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau, trong đó có đột quỵ..
Đi theo dõi sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn có thể sớm phát hiện ra được những tác nhân có thể gây đột quỵ. Từ đó, có thể chủ động phòng tránh và có kế hoạch điều trị căn bệnh một cách hiệu quả nhất. Đối với những ai đã có bệnh nền, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết để có thể đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Nhìn chung, căn bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một căn bệnh rất nhiều nguy hiểm. Cũng chính vì điều đó mà tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này cũng ngày một càng tăng. Việc của mỗi chúng ta cần làm là phải tự giác nhân cao tinh thần, sức khỏe của gia đình và bản thân.
Sức khỏe chúng ta là điều vô cùng quý giá vì thế hãy biết yêu quý sống lành mạnh để có được một sức khỏe tốt. Khi biết được bệnh đột quỵ là gì, chúng ta có thể dễ dàng chủ động phòng tránh những nguy cơ khiến bệnh xuất hiện. Mong rằng những thông tin cung cấp bên trên, sẽ là nền tảng cần thiết cho bạn đọc biết được rõ hơn về căn bệnh đột quỵ cũng như là những biện pháp ngăn ngừa.
Bài viết liên quan