Sữa mẹ để được bao lâu là không bị hỏng, an toàn khi sử dụng?

Việc bảo quản sữa mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến không ít mẹ bỉm gặp khó khăn. Họ thắc mắc sữa mẹ để được bao lâu mà không bị mất dinh dưỡng? Tưởng dễ nhưng thực tế khiến không mẹ bỉm mắc sai lầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Sữa mẹ để được bao lâu không có câu trả lời chính xác vì phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, cách bảo quản, môi trường xung quanh. Bài viết dưới đây giúp bạn bỏ túi kinh nghiệm trong cách bảo quản sữa mẹ. 

Có nên vắt sữa mẹ hay không?

Nhiều nghiên cứu khoa học cho hay, việc thực hiện vắt sữa mẹ không được áp dụng mà thay vào đó cho con bú trực tiếp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Bởi chế độ ăn uống, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ luôn sạch, không gặp nhiều vi khuẩn cho cả mẹ và bé. Chính vì thế cho con bú trực tiếp là cách an toàn, tốt nhất và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi.

Thực tế việc vắt sữa phải cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức. Cụ thể mẹ bỉm phải lựa chọn máy hút sữa chất lượng, đầu tư nơi lưu trữ sữa, cách rã đông sữa phù hợp. Các công đoạn cho con bú bằng bình, khử trùng các thiết bị chiếm rất nhiều thời gian. Trong khi mẹ bỉm rất cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, chơi với bé và làm các công việc khác. 

Sữa mẹ để được bao lâu thì không hỏng
Sữa mẹ để được bao lâu thì không hỏng ?

Trường hợp không vệ sinh kỹ các thiết bị lưu trữ sữa, chai hoặc bình không tiệt trùng sẽ khiến bé bị bệnh. Trong quá trình vắt hút và bảo quản sữa mẹ chưa chắc sẽ đảm bảo mọi dụng cụ sạch sẽ 100%.

Nhiều bà mẹ bỉm thích thú việc vắt sữa là chồng có thể phụ giúp việc và gần gũi với con cái. Thực tế, các tối ưu hơn nếu cho bé bú trực tiếp sẽ tương tác nhiều hơn với bé. Trong khi hầu hết thời gian vắt sữa ít hơn so với nhu cầu bú mẹ của em bé đã tác động vào quá trình sản xuất sữa mẹ. Việc thực hiện vắt sẽ sẽ không duy trì được nguồn sữa của mẹ. Vì vậy nếu bạn không quá bận rộn thì có thể cho con bú trực tiếp thay vì vắt sữa ra bình.

>> Xem thêm: Tiết lộ những thông tin chung về sữa mẹ

Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không?

Thực tế việc vắt sữa không bị mất kháng thể nhưng nó sẽ dần dần mất giá trị dinh dưỡng nếu mẹ không biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Nếu bạn biết vắt sữa và bảo quản trong tủ đông đúng cách thì sữa mẹ vẫn đảm bảo mà không mất đi giá trị dinh dưỡng ở đó.

Ở quá trình thực hiện việc vắt sữa và để đông trong tủ lạnh, tất cả các hàm lượng vitamin C đều bị giảm. Tuy nhiên lượng protein, các enzim, chất béo và hầu hết các vitamin, kháng thể khác đều được đảm bảo. Do đó, việc để sữa mẹ ở môi trường quá lâu sẽ có nguy cơ mất chất dinh dưỡng hoặc biến chất nếu có. Nếu cho bé sử dụng có thể sẽ gây các căn bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa. 

Sữa mẹ để được bao lâu? Thời gian bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Ở mỗi điều kiện việc bảo quản sẽ có thời gian bảo quản sữa mẹ khác nhau. Trong đó:

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?

Theo nhiều nghiên cứu chăm sóc mẹ và bé, sữa mẹ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng ở 25 độ C thì có thể bảo quản sữa tối đa 6 giờ. Tuy nhiên thời gian sữa mẹ chất lượng nhất là 4 giờ. Trường hợp nhiệt độ phòng trên nhiệt độ 26 độ C thì sữa mẹ để ở ngoài tối đa 2 giờ.

Sữa mẹ để được bao lâu mà không ảnh hưởng đến trẻ
Sữa mẹ để được bao lâu mà không ảnh hưởng đến trẻ

Thời gian sữa mẹ để ở ngăn mát tủ lạnh

Sữa mẹ khi vắt và đem bỏ vào tủ lạnh bảo quản với nhiệt độ khoảng 4 độ C thì thời gian có thể 4 ngày. Tuy nhiên thời gian vàng để sử dụng sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng là 3 ngày.

Rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc khi bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá thì thời gian bảo quản bao lâu? Thực tế, việc bảo quản sữa ở ngăn đá thì chỉ để được tối đa 2 tuần ở tủ lạnh 1 cửa. Còn tủ lạnh 2 thì tối đa là 4 tháng.

Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ đông chuyên dụng có nhiệt độ khoảng -18 độ C hoặc thấp hơn thì có thể bảo quản khoảng 12 tháng. Thế nhưng, sữa giàu chất dinh dưỡng thì khoảng 6 tháng.

Một vài lưu ý, bạn không nên bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá vì nhiệt độ thường khó xác định được thời gian cụ thể. Vì vậy nếu muốn bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá bạn nên để ngăn mát khoảng 1 ngày.

Thời gian bảo quản sữa mẹ rã đông

Nhiều mẹ bỉm thắc mắc sữa mẹ khi hâm xong sẽ bảo quản được bao lâu. Câu trả lời, nhiệt độ phòng ở 25 độ C hoặc thấp hơn thì chỉ để được tối đa 1 ngày. Sữa mẹ rã đông thì lưu ý không nên để lại vào ngăn đá bảo quản tiếp. Nếu bé không bú hết thì bỏ không nên sử dụng.

Sữa mẹ bé bú không hết nên bảo quản bao lâu

Theo nhiều nghiên cứu việc sữa mẹ mà bé không bú hết thì dù là sữa mới vắt, sữa đã ấm hay sữa rã đông từ ngăn lạnh thì ở môi trường nhiệt độ phòng, ngăn mát, ngăn đá thì tối đa 2 giờ. Nếu bé không bú hết thì bỏ tuyệt đối không cho bé bú tiếp hay cấp đông lại ở tủ lạnh.

>> Xem thêm: Top những món đồ ba mẹ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm

Một vài lưu ý khi bảo quản sữa mẹ không nên bỏ qua

Vi khuẩn luôn có mặt ở mỗi nơi từ tay, da, núm vú hay các thiết bị máy hút sữa. Vì vậy khi tiến hành hút sữa chắc chắn sẽ có một lượng nhỏ xâm nhập vào sữa mẹ. Do đó  bạn không biết cách bảo quản đúng cách thì những vi khuẩn ấy sẽ không gây hại trẻ.

Sữa mẹ để được bao lâu để giúp trẻ an toàn
Sữa mẹ để được bao lâu để giúp trẻ an toàn

Sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn và có thể ngăn vi khuẩn trong nhiều giờ. Do đó càng để lâu thì lượng vi khuẩn sẽ phát triển. Do đó, nhiệt độ đóng vai trò không nhỏ trong việc bảo quản sữa mẹ. Nếu nhiệt độ cao, vi khuẩn càng phát triển nhanh chóng. Vì vậy bạn không nên để sữa mẹ ở bên ngoài lâu.

Khi tiến hành vắt sữa, bảo quản sữa bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thực hiện việc vắt sữa. Nêu không có dung dịch xà phòng thì bạn nên dùng nước rửa tay có cồn để loại bỏ vi khuẩn.

Bạn nên dùng tay hoặc máy để vắt sữa. Nếu vắt sữa bằng máy thì nên kiểm tra và vệ sinh tất cả các thiết bị trước khi sử dụng. Khi vắt sữa xong, bạn nên sử dụng túi trữ sữa hoặc sản phẩm đựng dung dịch sạch và khử khuẩn hoặc bình thủy tinh có nắp đậy kín. Nếu sử dụng bình nhựa thì không nên sử dụng bình có chứa BPA.

Nên ghi chú về thời gian vắt sữa, lấy sữa cho bé bú và luôn rã đông sữa đã vắt gần nhất để bé sử dụng. Tuyệt đối không rã, hâm nóng sữa mẹ ở lò vi sóng. Bởi lò vi sóng sẽ phá hủy tất cả các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ và khiến sữa nóng không đều, dễ bị hỏng.

>> Xem thêm: Tiết lộ những thông tin chung về sữa mẹ – giúp bé phát triển tối ưu

Kết luận

Có thể thấy, việc bảo quản và thời gian sữa mẹ để được bao lâu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với dinh dưỡng của sữa mẹ. Chính vì thế, các mẹ bỉm cần lưu ý chỉ nên để sữa mẹ ở nhiệt độ phòng khoảng 2 giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên để chắc chắn bạn nên dành thời gian gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé.

>> Xem thêm: Tìm người trông trẻ 6 tháng tuổi ở đâu uy tín

Liên hệ với chúng tôi: Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0981.751.088

Website: https://viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

Đặt dịch vụ ngay

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *