Bước vào giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi. Bé sẽ bắt đầu tập làm quen với nhiều loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ (sữa công thức). Đây là thời điểm mẹ và bé sẽ bắt đầu một hành trình mới mang tên – ĂN DẶM. Rất thú vị nhưng cũng rất nhiều thử thách với mẹ. Vì thế, viecnha.vn sẽ cùng bạn đồng hành trong khoảng thời gian đầu vô cùng khó khăn này. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng. Điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng và thuận tiện hơn trong công việc nấu nướng cho con.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn đầu từ 6 7 tháng tuổi
Đây đều là những nguyên tắc bất di bất dịch mà ba mẹ cần ghi nhớ khi con bắt đầu ăn dặm. Để giúp con có được những bữa ăn ngon miệng và hạnh phúc, mẹ cần đồng hành cùng con. Một vài vấn đề mẹ cần lưu ý bao gồm:
- Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho trẻ: Từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Giai đoạn đầu từ 6 – 7 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé mới đang tập làm quen với đồ ăn. Mẹ không nên bắt con phải ăn quá nhiều, cũng không nên quá áp lực về chuyện ăn uống của con.
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, từ một nhóm thức ăn đến nhiều nhóm thức ăn.
- Mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm cho con, điều này giúp con có thể được cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, đồng thời giúp con không bị nhàm chán đồ ăn. Mẹ cũng khám phá được sở thích ăn uống của con.
- Trẻ vẫn cần được duy trì từ 400- 500ml sữa mẹ ( sữa công thức) mỗi ngày trong giai đoạn đầu ăn dặm. Lúc này, sữa vẫn là thức ăn chủ yếu.
- Lắng nghe và quan sát các tín hiệu của con, nên cho bé ăn từ 1- 2 bữa để làm quen dần với thức ăn.
- Đồ ăn trong giai đoạn này cần được nghiền nhuyễn, mịn.
- Tuyệt đối không nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi.
>> Xem thêm: Thuê dịch vụ bảo mẫu tại nhà và những điều cần biết!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng tuổi cần bổ sung những nhóm dinh dưỡng nào?
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng tuổi vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Điều này sẽ giúp con có đủ năng lượng, cũng như dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ củ bé trong giai đoạn này. Do đó, khi xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý đảm bảo được các nhóm dinh dưỡng, những dưỡng chất cần thiết như:
- Tinh bột: Có trong các loại bột ăn dặm, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây…
- Vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả.
- Chất béo: Có nhiều trong đậu, hạt và dầu thực vật như vừng, hạt gạo nếp, đậu đen, đậu đỏ…
- Chất đạm: Có trong thịt bò, phô mai, các loại đậu.
- Chất sắt: Đậu đen, các loại rau có màu xanh đậm.
- DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.
Với những nhóm dưỡng chất cần thiết này, mẹ sẽ xây dựng được một thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
>> Xem thêm: Dịch vụ trông trẻ tại nhà ngày nay có gì đặc biệt?
Gợi ý với mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng hợp lý
Mẹ có thể tham khảo thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng dưới đây để thực hiện cho bé. Nấu đa dạng các món để bé hào hứng với mỗi bữa ăn, đồng thời giúp cung cấp các nhóm chất cần thiết cho con.
- Ngày 1, 2, 3: Cháo trắng rây 1: 10 mix (nước ép táo, nước ép lê, hoặc nước ép ổi)
- Ngày 4: Cháo trắng rây 1: 10, bí đỏ nghiền + nước dashi
- Ngày 5: Bột nấu nước dashi, nước lọc
- Ngày 6: Bơ trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức, nước lọc
- Ngày 7: Cháo trắng rây 1:10, cà rốt nghiền + nước dashi
- Ngày 8: Cháo 1:10, Ngô ngọt nghiền, Nước lọc
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng Ngày 9: Khoai lang mix sữa mẹ hoặc sct
- Ngày 10: Cháo ngô
- Ngày 11: Cháo bí ngòi, nước dashi
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng Ngày 12: Cháo rau ngót
- Ngày 13: Bột nấu nước dashi, nước ép táo
- Ngày 14: Cháo bí đỏ, nước lọc
- Ngày 15: Cháo trắng tỷ lệ 1: 9, nước ép hoa quả theo mùa
- Ngày 16: Cháo khoai lang tím, nước lọc
- Ngày 17: Sữa bí đỏ + đậu hà lan
- Ngày 18: Cháo lòng đỏ trứng à + nước ép lê
- Ngày 19: Bánh mì nghiền trộn sữa
- Ngày 20: Cháo dầu óc chó, rong biển, bí đỏ
- Ngày 21: Cháo trắng 1:9, rau cải nghiền, nước ép nho
- Ngày 22: Cháo đậu xanh, rau má
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng Ngày 23: Táo hấp nghiền, nước lọc
- Ngày 24: CHáo yến mạch, súp lơ xanh
- Ngày 25: Cháo khoai lang mix hạt chia, nước ép táo
- Ngày 25: Cháo ngô, nước lọc
- Ngày 26: Bột nấu nước dashi, ngô nghiền
- Ngày 27: Cháo bí xanh, nước lọc
- Ngày 29: Cháo đậu xanh, nước ép
- Ngày 30: Cháo hạt sen, nước ép cà rốt
Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng tuổi đơn giản mẹ có thể dễ dàng thực hiện và nấu cho con. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm thêm những món phù hợp theo sở thích của con.
>> Xem thêm: 7 nguyên tắc tập cho bé ăn dặm đúng cách, khỏe mạnh, tăng cân
Viecnha.vn sẽ đồng hành cùng bạn. Nếu bạn cần tham khảo dịch vụ chăm sóc mẹ và bé và dịch vụ bảo mẫu tại nhà có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí các dịch vụ này.
Liên hệ để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ đặt dịch vụ:
Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao
Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981.751.088
Website: https://viecnha.vn
Email: hotro@viecnha.vn