Muốn chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi tốt, gia đình cần lưu ý điều này

Chúc mừng bé của mẹ được 2 tháng tuổi. Giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm nhiều điều mới mẻ lắm đây. Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi khác gì so với giai đoạn trước? Có cần lưu ý thêm điều gì không? 

Thực ra, mỗi bé đều có những đặc điểm khác nhau và chỉ có mẹ là hiểu con nhất thôi. Mẹ cứ giữ tinh thần thật thoải mái mẹ nhé. Viecnha sẽ hỗ trợ thêm cho mẹ qua bài viết dưới đây.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tuần

Cần dạy bé 2 tháng tuổi những gì? Trẻ nhỏ có khả năng học tập và bắt chước vô cùng nhanh. Do đó để bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất hãy tận dụng tối đa những vật dụng khác nhau quanh bé, như các loại đồ chơi có các họa tiết màu sắc tương phản, đồ vật sáng màu, trò chơi vận động tay chân hay bất cứ một hoạt động nào trẻ có thể tham gia được.

Tuy nhiên cũng cần có giới hạn nhất định bởi trẻ hoàn toàn có thể bị quá tải. Nếu trẻ bắt đầu tỏ ra khó chịu, cáu gắt, điều đó có nghĩa như vậy là quá đủ. Thời điểm này trẻ có thể biết lật người (đầu tiên thường từ tư thế nằm sấp sang lật ngửa).

Cha mẹ sẽ bắt đầu quan tâm đến việc bé 2 tháng tuổi biết làm gì, có những biểu hiện bình thường nào. Khi cha mẹ chơi đùa với trẻ, trẻ sẽ đáp ứng lại từ nụ cười mỉm cho tới những tràng cười lớn kèm theo những tiếng hét to đầy thích thú. 

Nếu trẻ ít đáp ứng, có thể cho trẻ nhìn bản thân qua gương. Mặc dù ở độ tuổi này trẻ chưa thể nhận ra đang nhìn chính bản thân mình. Tuy nhiên trẻ vẫn sẽ vô cùng phấn khích khi nhìn thấy “người bạn” trong gương cũng đang chăm chú nhìn và cười với mình. 

>> Xem thêm: Giúp việc trông trẻ ngày càng phổ biến trong xã hội phát triển

chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ lúc này đã nhận thức được nhiều điều xung quanh, hãy tạo môi trường tốt để trẻ có thể phát triển cả trí não lẫn tinh thần

Em bé 2 tháng bao nhiêu kg?

Trung bình bé gái 2 tháng tuổi có cân nặng là 5,1 kg và chiều cao là 57,1 cm, còn bé trai 2 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình là 5,5 kg và 58,4 cm. Vậy nhu cầu ăn của trẻ 2 tháng tuổi là gì?

Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 8 tăng trưởng hoàn toàn nhờ vào nguồn sữa ăn vào, dù là sữa mẹ hay sữa công thức. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, trong 24 giờ trẻ cần bú từ 6 tới 10 lần, với tổng thể tích sữa mẹ vào khoảng 444 – 946 ml. 

Với trẻ ăn sữa công thức hoàn toàn thì cần ăn khoảng 6 bình sữa mỗi ngày, mỗi bình chứa 118 – 177 ml sữa/bữa ăn, tổng thể tích sữa cho trẻ ăn hàng ngày là 708 – 1062 ml.

Trái ngược với số bữa ăn, nhu động ruột của trẻ bắt đầu giảm dần. Do đó không có gì ngạc nhiên khi một hoặc hai ngày không thấy trẻ đại tiện. Bởi trẻ đang lớn lên, ruột trẻ cũng to lên, cho phép chất thải của trẻ giữ lại trong ruột lâu hơn trước khi bị thải ra ngoài. Nhưng nếu trẻ vẫn đại tiện nhiều thì vẫn là bình thường.

>> Có thể bạn quan tâm: Bảng giá chăm sóc trẻ sơ sinh

Các vấn đề sức khỏe cần quan tâm ở em bé 2 tháng

  • Thận trọng khi tiếp nhận lời khuyên:

Cha mẹ lúc này có thể nhận được rất nhiều lời khuyên khác nhau từ người thân, người quen, bạn bè về việc chăm sóc trẻ, trong đó có rất nhiều lời khuyên không có cơ sở khoa học. Cha mẹ nên lắng nghe một cách lịch sự, nhưng đừng vội vã áp dụng cho trẻ. Nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia của Viecnha.vn để có thông tin chính xác về sự tăng trưởng, phát triển của con mình, cũng như nắm được những dấu mốc phát triển chung của trẻ ở giai đoạn này.

  • Thời gian ngủ của trẻ:

Em bé 2 tháng tuổi sẽ ngủ rải rác 3 – 4 lần vào ban ngày, với tổng thời gian khoảng 4 – 8 giờ, thêm giấc ngủ ban đêm kéo dài 8 – 10 giờ (không nhất thiết ngủ liền một mạch trong đêm). Như vậy trung bình trẻ sẽ ngủ từ 14 – 16 giờ mỗi ngày.

  • Vắc xin cho trẻ sơ sinh ở tuần thứ 8:

Đây là thời điểm trẻ sẽ cần sử dụng khá nhiều vắc xin, như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, phế cầu, rotavirus,… Mặc dù trẻ sẽ quấy khóc khi tiêm, nhưng cha mẹ không nên vì sợ con đau mà từ chối sử dụng vắc xin. Bởi vắc xin sẽ bảo vệ cho đứa trẻ trước những căn bệnh nguy hiểm trong cuộc đời sau này của trẻ.

 tiêm vắc xin cho trẻ để ngăn ngừa bệnh, giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Chú trọng đến thời điểm tiêm vắc xin cho trẻ để ngăn ngừa bệnh, giúp trẻ khỏe mạnh hơn
  • Lựa chọn cũi cho trẻ:

Cũi cho trẻ phải đảm bảo hoàn toàn nhẵn, không có bất kỳ một yếu tố nào có thể gây tổn hại hoặc nguy hiểm cho trẻ (bề mặt nhẵn, không có cạnh sắc nhọn, không có khu vực nào thô ráp, phần liên kết giữa các bộ phận cũi chắc chắn, hoàn toàn không có đinh, ốc,… hay bất cứ vật gì trồi lên có thể làm trẻ bị thương).

Nệm đặt trong cũi phải vừa với lòng cũi, có thể kiểm tra nhanh bằng cách đặt hai ngón tay vào khoảng trống giữa nệm và thành cũi. Nếu vẫn còn thừa chỗ trống thì tấm nệm chưa đạt kích thước phù hợp. 

Cha mẹ lưu ý chỉ cần đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa trên nệm là đủ. Không được thêm bất kì vật dụng gì (chăn, gối, đồ chơi…) lên tấm nệm trẻ nằm nhằm tránh các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ trong khi ngủ.

  • Khi trẻ quấy khóc:

Khi trẻ quấy khóc có thể sử dụng nhiều cách để dỗ trẻ như sử dụng đồ chơi, trò chuyện với trẻ, đung đưa trẻ nhẹ nhàng,… Tuy nhiên khi dỗ trẻ ngủ cha mẹ nên lưu ý chỉ dỗ đến khi trẻ bắt đầu buồn ngủ thì đặt trẻ vào cũi để trẻ tự tiếp tục giấc ngủ. Không nên dỗ đến khi trẻ ngủ hoàn toàn bởi trẻ sẽ khó tự ngủ sau này.

  • Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ:

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là vấn đề thường xuyên gặp phải, với các biểu hiện là các ban ngứa, các mụn nhỏ chứa dịch có thể vỡ ra và giải phóng dịch bên trong. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ mặt rồi lan ra toàn thân, khiến trẻ khó chịu. Viêm da cơ địa thường sẽ hết khi trẻ được 18 tháng tuổi. 

Để làm dịu những triệu chứng khó chịu ở trẻ, có thể nhẹ nhàng bôi cho trẻ một lớp dưỡng ẩm sau khi tắm bằng nước ấm nhẹ (lúc này da trẻ còn ẩm). Sau đó, bạn hãy đặt trong phòng trẻ một máy phun sương làm ẩm. Nếu không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ định điều trị thích hợp.

 >> Có thể bạn quan tâm: Thuê dịch vụ bảo mẫu tại nhà và những điều cần biết!

Các bà mẹ cần làm gì khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi?

Hãy dành thời gian vài giờ trong ngày để tự chăm sóc và làm cho mình thoải mái. Đây cũng là thời gian bạn bắt đầu nên nghĩ tới chuyện tập luyện để lấy lại vóc dáng sau khi sinh. 

Hãy tìm những bài tập nhẹ nhàng, không làm bạn mất quá nhiều sức khi tập lại. Đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập thể dục hằng ngày là những bài tập tốt cho vóc dáng mà không tốn quá nhiều sức lực.

Nếu bạn đang cho con bú thì chú ý những bài tập quá nặng có thể làm giảm lượng sữa. Nếu bạn muốn chạy bộ, bạn nên mặc loại áo ngực chắc, bảo vệ được ngực của bạn giảm thiểu sự nảy của ngực. Nếu bạn có vấn đề về tiểu dầm, chạy bộ hoặc những bài tập nặng nề có thể không thích hợp.

Nếu bạn chưa kiểm tra về các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt thì đây là thời điểm thích hợp để làm chuyện này. Kinh nguyệt và âm đạo của bạn sẽ phục hồi và trở về trạng thái bình thường như trước khi sinh.  

mẹ có khỏe mạnh thì mới truyền được năng lượng tích cực cho con trẻ
Người mẹ cũng nên biết tự chăm sóc bản thân, mẹ có khỏe mạnh thì mới truyền được năng lượng tích cực cho con trẻ

Nhiều bà mẹ nói rằng họ quá bận không có thời gian làm việc này tuy nhiên việc kiểm tra này là rất quan trọng với các bà mẹ. Đây cũng là lúc thích hợp để bạn hỏi bác sĩ phụ khoa của bạn về các biện pháp tránh thai phù hợp.

Chỉ trong 2 tháng đầu, em bé của bạn đã thay đổi về rất nhiều mặt. Cũng mang đến rất nhiều điều thú vị như nụ cười đầu tiên hay nhận biết giọng nói của mẹ… Quan trọng là trẻ đã bước ra khỏi giai đoạn sơ sinh. Một cột mốc quan trọng trong những tháng đầu đời. 

Ở trên là tất cả các thông tin quan trọng và lời khuyên bạn cần biết cho con mình trong suốt tháng thứ hai. Còn thắc mắc gì hay cần dịch vụ chăm sóc mẹ và bé cứ liên hệ Viecnha.vn nhé! 

>> Xem thêm dịch vụ của Viecnha.vn: Giúp việc nhà theo giờ – Chất lượng chuẩn 5 sao

Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0981.751.088

Website: https://viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

Đặt dịch vụ ngay

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *