Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật với thực đơn 15 ngày đầu tiên!

ăn dặm kiểu nhật

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau, trong đó ăn dặm kiểu Nhật lại phổ biến hơn hẳn và đang được nhiều bà mẹ áp dụng cho bé. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như không đủ kiến thức hoặc không đủ kiên nhẫn với bé mà mẹ không thể áp dụng thành công. 

Vậy có cách nào để cải thiện tình trạng này hay không? Hãy để Viecnha.vn giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé! 

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm bắt nguồn từ Nhật Bản. Phương pháp này sẽ giúp kích thích bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn và tìm được niềm vui trong ăn uống. Khuyến khích mẹ dạy cho bé tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của bé.

Ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 giai đoạn theo từng độ tuổi phát triển của bé. Từ 5 – 6 tháng, 7 – 8 tháng, 9 – 11 tháng, 12 – 18 tháng.

ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu nhật là phương pháp hiệu quả được các mẹ áp dụng cho bé

Lợi ích khi áp dụng phương pháp ăn dặm này cho bé:

Khi lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này áp dụng cho bé sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Không gây chán ăn: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ những món ăn ở trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán khi ăn.
  • Rèn luyện kỹ năng nhai: Trong cách chế biến thực phẩm theo phương pháp này sẽ không dùng máy xay nên thức ăn tơi, nhỏ chứ không bị quá nhuyễn, giúp bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
  • Kích thích khả năng vị giác: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
  • Bé sẽ tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình đúng giờ, đung bữa, không cần sự giúp đỡ của ai.
  • Hạn chế nguy cơ bị thừa cân, béo phì: Do ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau nên trẻ sẽ được cân bằng dinh dưỡng, không bị thừa chất.
Không gây chán ăn cho trẻ, giúp trẻ tự lập hơn trong việc ăn uống

Lưu ý nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật trước khi bắt đầu

Khi bắt đầu cho em tập ăn dặm kiểu Nhật, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Cần lên thời gian biểu phù hợp về chế độ, số lượng thực phẩm cũng như số lần ăn hợp lý để bé tập làm quen.
  • Cho bé ăn nhạt đến mặn dần, ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Từ một nhóm thực phẩm đến bốn nhóm thực phẩm. Phải cân bằng lượng sữa và thức ăn sử dụng cho bé.
  • Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm để biết được loại thực phẩm bé yêu thích và loại bé dị ứng, không thích ăn.
  • Tập cho bé ngồi ghế ăn dặm khi bắt đầu quá trình và ăn riêng từng loại thực phẩm một ở giai đoạn đầu.
  • Các mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi và có những biểu hiện như: Thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, có khả năng ngậm thìa.

 >> Xem thêm: Thuê dịch vụ bảo mẫu tại nhà và những điều cần biết!

Quá trình ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn

Dưới đây là chi tiết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn mà bố mẹ nên tìm hiểu để bé được nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết:

Giai đoạn 1 (5 – 6 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Vậy nên, ở tuần đầu tiên chỉ nên để bé ăn cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới. Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:10. Tức là 1 gạo và 10 nước.

Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này mềm, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại

Những thực phẩm bé có thể ăn:

  • Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún.
  • Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá.
  • Vitamin có trong cải bó xôi, cà chua, bí đỏ, cà rốt…

Giai đoạn 2 (7 – 8 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn bé biết nhai được ít. Bé đã có thể đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm nhuyễn thức ăn. Những món hấp có độ mềm như cháo bé cũng có thể ăn được. Nên tăng chủng loại thực phẩm để bé làm quen với nhiều vị thức ăn khác nhau. Thức ăn của bé chỉ cần nghiền nhỏ (không cần nghiền thành bột).

Những thực phẩm bé có thể ăn:

  • Tinh bột: Cơm, yến mạch, mì ống, ngũ cốc.
  • Đạm: có trong gan, gà, lòng trắng trứng nhuyễn, đậu.
  • Vitamin: nấm, trái cây.
  • Các loại rau: cà chua, nấm, bắp cải, rau cải, cải bó xôi…

Giai đoạn 3 (9 – 11 tháng tuổi)

Nên cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa vì bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm để bé có thể nhai bằng lợi (độ mềm vừa phải). Bạn có thể tập cho bé ăn các món cứng hơn một chút. Các loại rau củ, quả hấp, luộc chín, thái dài hoặc nghiền cho bé tập nhai.

Giai đoạn này mẹ cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20ml gạo + 100ml nước). Về lượng sữa, mẹ vẫn cho bé bú nếu bé muốn.

>> Xem thêm: Dịch vụ thuê giúp việc trông trẻ theo giờ uy tín tại viecnha.vn

ăn dặm kiểu Nhật
Bé có thể nhai và nuốt được dễ dàng hơn không cần nghiền quá nát

Giai đoạn 4 (11 – 12 tháng tuổi)

Ở tuổi này, bé đã có nhiều răng hơn nên nhai được và có thể nuốt thức ăn dễ dàng. Thức ăn của bé không cần quá nấu mềm như các giai đoạn trước. Khi bé đã biết cầm nắm thức ăn vững, mẹ hãy cho bé dùng muỗng tự xúc thức ăn. Việc này sẽ giúp bé tự lập hơn và có thể tự ăn một mình. Hãy cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của gia đình.

Bé ở giai đoạn này đã có thể ăn được tôm (luộc/hấp chín, bóc vỏ để nguyên con), nghêu. Với trái cây ăn kèm, mẹ nên thái thành thanh dài hoặc miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé uy tín 

Chi tiết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 – 6 tháng 

Ngoài việc tìm hiểu qua sách thực đơn ăn dặm, báo, internet thì mẹ cũng sẽ dễ dàng chuẩn bị thực đơn ăn dặm kiểu Nhật với những gợi ý dưới đây:

  • Hai ngày đầu tiên: 1 muỗng cháo loãng cỡ 5ml, tỷ lệ 1 gạo: 10 nước.
  • Ngày 3 – ngày 4: 2 muỗng cháo loãng nhỏ 10ml, tỷ lệ 1 gạo: 10 nước.
  • Từ ngày 5 – ngày 7: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml, tỷ lệ 1 gạo: 10 nước.
  • Ngày 8 – ngày 10: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml , tỷ lệ 1 gạo: 10 nước. Có thể thêm 1 muỗng nhỏ Khoai lang nghiền cho bé.
  • Ngày 11 – 12: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml, tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, kèm theo 1 muỗng nhỏ Cà rốt nghiền cho bé.
bé ăn dặm kiểu Nhật
Bé sẽ ăn ngon miệng hơn khi mẹ áp dụng đúng phương pháp
  • Ngày 13 – 14: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml, tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, kèm theo 2 muỗng nhỏ Cà rốt nghiền.
  • Ngày 15: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml, tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, kèm theo 2 muỗng nhỏ Cà rốt nghiền, 1 muỗng nhỏ khoai lang nghiền. 

Đây có thể coi là giai đoạn bắt đầu và khó khăn nhất để bé tập quen với chế độ ăn dặm kiểu Nhật. Khi mẹ và cả bé đã làm quen rồi thì việc tự lên thực đơn sẽ dễ dàng hơn nhiều.

>> Xem thêm: Tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng- Giúp mẹ nhàn tênh

Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ thêm nhiều kiến thức về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và có thể tự lên cho bé một chế độ ăn phù hợp. Ngoài việc nắm vững các nguyên tắc thì sự kiên trì sẽ là chìa khóa mang đến hiệu quả như ý cho mẹ. Nếu bạn đang tìm dịch vụ chăm sóc mẹ và bé uy tín, hãy liên hệ với Viecnha.vn bạn nhé!

Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0981.751.088

Website: https://viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

Đặt dịch vụ ngay

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *