Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lý xảy ra do sự truyền nhiễm trung gian của virus Dengue. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc hợp lý. Cùng tìm hiểu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường máu. Bệnh do virus Dengue gây ra. Theo đó, muỗi vằn sẽ truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Lúc này, cần áp dụng các cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà kết hợp với điều trị tích cực để phòng tránh biến chứng nặng.

Các cấp độ của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có 3 mức độ với các biểu hiện, triệu chứng khác nhau:

  • Sốt xuất huyết Dengue

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus từ muỗi mang mầm bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu có triệu chứng trong vòng 2 – 7 ngày. Bao gồm các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, đau khớp và cơ xuất hiện, cùng với đó là tình trạng phát ban.

  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Ở mức độ này, bệnh xuất hiện tất cả các triệu chứng nói trên, nhưng kèm theo đó là các tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết. Biểu hiện là gan to, đau bụng, xuất huyết nhiều vị trí, tiểu cầu có thể giảm thấp.

  • Sốt xuất huyết Dengue nặng

Đây là mức độ nặng nhất, bao gồm tất cả các triệu chứng của 2 mức độ trên, nhưng lúc này, huyết tương thoát khỏi mạch máu, gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh tụt huyết áp, sốc và có thể tử vong. 

>>  Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà

muỗi vằn
Bệnh sốt xuất huyết nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Tùy vào mức độ mà bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác nhau, nhưng nhìn chung, khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau:

  • Sốt đột ngột và sốt cao, từ 39 – 41 độ C.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
  • Xuất hiện các nốt xuất huyết trên cơ thể.
  • Đau đầu, đau bụng, đau xương và khớp.
  • Sau khi hết sốt là các biểu hiện tím môi, tay chân lạnh, người bứt rứt, tiểu tiện ít,… Lúc này, cần được can thiệp y tế ngay tức thì, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh gây biến chứng nặng nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị kịp thời. Những biến chứng này bao gồm:

  • Huyết tương thoát khỏi mạch máu làm máu chảy ồ ạt trong và ngoài cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ bị chảy máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng đông máu rải rác lòng mạch.
  • Suy tạng, suy gan cấp, suy thận cấp,…
  • Viêm cơ tim, suy tim.
  • Rối loạn tri giác.
  • Tử vong. 

Có thể thấy, người bị sốt xuất huyết cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận để phòng tránh nguy cơ biến chứng, thậm chí là tử vong. Viecnha – dịch vụ chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn ngay lúc này.

Vậy, bị sốt xuất huyết thì làm gì cho nhanh khỏi?

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết của Viecnha

Nhận định bệnh

Thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám và sự thay đổi cận lâm sàng, bác sĩ xác định tình trạng của người bệnh cụ thể như sau:

– Hỏi bệnh:

  • Tình trạng bệnh sử của người bệnh như số ngày xuất hiện triệu chứng sốt, tính chất cơn sốt (sốt cao liên tục 39oC – 40oC, thời gian sốt từ 3 – 4 ngày), người bệnh có bị co giật, nôn ói không? Đã điều trị bằng thuốc gì chưa?
  • Tiền sử người bệnh: Trước đây người bệnh đã từng bị sốt xuất huyết hay trong gia đình gần nhà có trẻ đang bị sốt xuất huyết không?

– Thăm khám bệnh:

Người bệnh cần được thăm khám cụ thể như sau:

  • Tình trạng tổng quan: Cân nặng, chiều cao, da niêm mạc…;
  • Tri giác: Bức rức, lơ mơ, vật vã;
  • Dấu sinh hiệu: Huyết áp, nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở;
  • Dấu hiệu xuất huyết: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiêu phân đen, ói ra máu.

– Sự thay đổi cận lâm sàng:

Chỉ số DHCT ≥ 20% so với bình thường, số lượng tiểu cầu < 100.000/mm3. 

>> Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ thuê người chăm sóc bệnh nhân uy tín

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Trước khi thực hiện chăm sóc bệnh nhân, chuyên viên điều dưỡng của Viecnha sẽ nhận định tình trạng bệnh 

Kế hoạch chăm sóc cụ thể

Duy trì thân nhiệt người bệnh ở mức 37oC – 37,5oC bằng các bước sau:

  • Theo dõi nhiệt độ thân nhiệt 6 – 8 giờ/lần (lưu ý dấu hiệu hạ thân nhiệt có thể xảy ra từ ngày 3 – 5 của bệnh vì có thể xảy ra sốc, kể cả khi không xuất hiện rõ dấu xuất huyết;
  • Theo dõi tri giác của người bệnh gồm hôn mê, tỉnh táo, li bì, vật vã;
  • Người bệnh nên mang quần áo mỏng, nằm chỗ thoáng mát;
  • Lau người bằng nước ấm, đắp chăn ở vùng nách và bẹn khi sốt cao;
  • Dùng thuốc hạ sốt theo nguyên tắc 10 – 15mg/kg/lần (không dùng Aspirin, Ibuprofen để hạ sốt vì có thể gây toan máu, xuất huyết tiêu hóa);
  • Người bệnh nên uống nhiều nước: Nước sôi nguội, Oresol, nước trái cây…
  • Không ăn và uống các loại thức ăn, nước uống có màu nâu vì khó phân biệt với tình trạng nôn ra máu.

Duy trì thể tích tuần hoàn máu ổn định bằng các bước sau:

  • Theo dõi huyết áp, nhiệt độ và mạch đập của người bệnh mỗi 4 – 6 giờ, tùy theo tình trạng người bệnh;
  • Theo dõi màu sắc niêm mạc, da và tri giác;
  • Theo dõi tình trạng ăn uống của người bệnh: Có nôn ói không, uống được nhiều nước không;
  • Hướng dẫn người bệnh nhận biết các dấu hiệu chuyển độ kịp thời để có biện pháp xử trí hợp lý;
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng phù hợp là biện pháp quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết.

Bổ sung dinh dưỡng phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh như sau:

  • Bệnh nhi ở giai đoạn 1 và 2: Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn lỏng, ưu tiên món trẻ thích để có thể ăn được với lượng tối đa; bổ sung nước trái cây cho trẻ; các bữa ăn nên được chia nhỏ làm nhiều lần;
  • Bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa: Không bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống, thay vào đó là bổ sung đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết;
  • Bệnh nhi có biến chứng gan mật: Cần được theo dõi đường huyết và giảm đạm trong trường hợp có hôn mê gan;
  • Bệnh nhi có biến chứng não: Nuôi ăn qua Sonde và bằng đường tĩnh mạch;
  • Giai đoạn phục hồi của người bệnh: Tăng số bữa ăn lên và cho trẻ ăn bù…

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết thông qua giáo dục sức khỏe:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt, lau mát người khi sốt;
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh ăn thức ăn và nước có màu nâu, đỏ và đen;
  • Nhận biết các dấu hiệu chuyển độ của bệnh như đau bụng, li bì, bức rức, tay chân lạnh, nôn ói nhiều, tiêu phân đen, ói ra máu, tiểu ít…;
  • Bảo vệ trẻ không bị muỗi đốt như ngủ mùng, đuổi muỗi, không để trẻ chơi ở những nơi tối, thoa kem chống muỗi, nhà cửa và sân vườn cần sạch sẽ, ngăn nắp.

>> Xem thêm: Ưu điểm tuyệt vời của dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện

Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Chủ quan không đi khám bệnh

Thường sốt xuất huyết sẽ chia thành 3 mức độ khác nhau đó là: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng.

Ở mức độ nhẹ người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định theo dõi tại nhà, nhưng người bệnh vẫn cần phải đi khám để được chẩn đoán và theo dõi đàng hoàng vì bệnh có thể tiến triển nhẹ sang nặng. 

Còn ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng nặng cho người bệnh như: Xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Hết sốt là khỏi bệnh

Ở sau giai đoạn sốt cao cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Lúc này người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây mới là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. 

Các triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Và tùy thuộc vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue hay tử vong.

Vì vậy, đây được coi là giai đoạn người bệnh cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ nhất. Không những thế bệnh nhân ở giai đoạn này cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng và nên đi lại nhiều.

Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp khác nhau, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Và cả 4 týp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam cao và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng týp riêng lẻ.  

Vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau. 

Ở trên là cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết mà Viecnha đã chia sẻ, hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn. Cần tư vấn thêm, vui lòng đăng ký ngay! 

Đặt dịch vụ ngay

Liên hệ với chúng tôi: Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao

Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0981.751.088

Website: https://viecnha.vn

Email: hotro@viecnha.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *