Bệnh tay chân miệng là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ em là như thế nào, dấu hiệu và cách chữa trị ra sao cho hiệu quả. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Viecnha.vn để mọi người hiểu hơn đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa sẽ không còn lo lắng nếu con mình xảy ra vấn đề này.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
Nội dung

Bệnh tay chân miệng là do các virus trong đường ruột gây ra. Hai tác nhân chính là Coxsackievirus A16 và EV17 (Enterovirus). Bệnh này rất dễ lây truyền từ người này qua người khác qua các đường khác nhau như tuyến nước bọt, luồng gió, dùng chung đồ đạc, đồ chơi…Do đó việc đầu tiên là ba mẹ cần hết sức lưu ý để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe trẻ em được thực hiện hằng ngày.
Bệnh này khi phát hiện sớm thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra, Nhưng nếu để nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng về tim mạch, hô hấp, não bộ. Chính vì vậy khi trẻ có những dấu hiệu bất thường thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám ngay cho con.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết khám chữa bệnh tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em luôn có thời gian ủ bệnh. Có một số bé thì 1-2 ngày đầu có thường có triệu chứng sốt nhẹ, ăn ít lại, vận động ít đi. Đến ngày thứ 3 trở đi thì bé bắt đầu quấy khóc, không chịu ăn uống gì, luôn bám theo mẹ, miệng bắt đầu lở loét khiến bé rất khó chịu, tay chân sẽ có các mụn nước nổi lên. Trong giai đoạn này bạn nên đo nhiệt độ bé liên tục. Nếu thấy bé sốt cao hay có gì bất thường thì nên đi khám bác sĩ ngay. Sau 10 ngày thì các triệu chứng của bé sẽ giảm dần và các mụn sẽ lặn xuống. Thêm 4-5 ngày là bệnh của bé và sẽ khỏi.
Cũng có một số bé thì ngày đầu sẽ không bị sốt và sẽ xuất hiện một số mụn ở mông, chân, tay nhìn giống như muỗi đốt. Nhưng đến ngày hôm sau thì mụn bắt đầu mọc lên nhiều hơn và dày hơn, nhưng trẻ vẫn ăn uống bình thường. Cho nên các mẹ phải chú ý đến vấn đề này khi tắm rửa và thay đồ cho con.
Tóm lại khi bạn thấy các mụn, nhọt nhiều và bé có dấu hiệu lạ như quấy khóc, ăn ít, không chịu chơi.. thì hãy đến ngay bệnh viện nhi để khám. Khi đó các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
>> Xem thêm: Thuê dịch vụ bảo mẫu tại nhà và những điều cần biết!
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả
Hiện nay chưa có thuốc nào chuyên đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Cho nên khi bé bị tay chân miệng thì có thể tham khảo các phương pháp sau.

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
Khi bé bị tay chân miệng thì các bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc trong đó các vitamin C, thuốc bôi ngoài da để các mẹ về bôi cho con. Các mẹ nên tuân theo các yêu cầu của bác sĩ đưa ra và khi hết bệnh thì có thể đến tái khám để yên tâm hơn.
Vệ sinh sạch sẽ
Không nên nghe các cụ là không tắm cho trẻ. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Bạn nên vệ sinh cho bé sạch sẽ. Có thể tắm cho bé bằng lá khế chua vì lá này khử trùng rất tốt. Như vậy bệnh của bé sẽ nhanh khỏi hơn.
Nên cho bé cách ly tại nhà
Khi trẻ bị bệnh thì các bậc cha mẹ không nên cho bé đi chơi hoặc đến nơi đông người vì ra gió bệnh của bé có thể nặng hơn, dễ để lại biến chứng. Ngoài ra thì bé đến nơi đông người thì rất dễ truyền bệnh cho người khác. Chính vì vậy nên để bé ở nhà nghỉ ngơi và cách ly.
Thêm vào đó là đồ dùng của bé nên được dùng riêng, không được chung với bất kỳ ai hay để những nơi vi khuẩn dễ xâm nhập.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

>> Xem thêm: Học cách chăm sóc trẻ bị sốt để tránh nguy hiểm
Bệnh này do virus đường ruột gây ra. Chính vì vậy để phòng tránh bệnh này thì các mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con. Điều này giúp con tăng sức đề kháng cũng như chống được một số bệnh tật. Một số chất dinh dưỡng các mẹ cần bổ sung đó là:
- Vitamin tổng hợp D3K2 – đây là thành phần không thể thiếu cho đến khi trẻ lên 5 tuổi. Nó tác dụng tăng sức khỏe đề kháng, bổ sung các chất còn thiếu cho trẻ.
- Bổ sung một số chất khác như kẽm, canxi, sắt..
- Ăn uống các thực phẩm đảm bảo chất lượng, sạch sẽ như cá hồi, cá thu, các loại rau, củ, quả…
Ngoài ra các mẹ hãy cho bé đi chơi vận động nhiều như đi chơi công viên, đi dạo, đi bơi, đi thư viện… Không nên để cho trẻ xem phim hay nghịch điện thoại quá nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tư duy của trẻ. Hãy dành thời gian cho con nhiều hơn. Bên cạnh đó cần phải chú ý không cho trẻ tiếp xúc với những ai bị bệnh.
>> Tham khảo: Bệnh viện Nhi đồng 2
Lời kết
Hy vọng những thông tin được viecnha.vn chia sẻ trên đã giúp các mọi người cũng như các mẹ hiểu thêm về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Đồng thời cũng biết cách phòng tránh bệnh để con không phải mệt mỏi, khó chịu vì bị bệnh cũng như gia đình yên tâm làm việc và tiết kiệm được chi phí. Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh và bình an. Hãy theo dõi Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Việc nhà | Dịch vụ giúp việc nhà chất lượng 5 sao
Địa chỉ: 28B Đường Số 3, phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981.751.088
Website: https://viecnha.vn
Email: hotro@viecnha.vn